12:29 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mở ra không gian kết nối, phát triển thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng Việt

Thứ năm - 11/10/2018 06:18
Lễ khởi động Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018 và Hội nghị Đối tác phát triển hàng Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức đã chính thức khai mạc sáng ngày 11/10, tại TP. Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mại hội nghị

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu khai mại hội nghị

Tạo không gian mới cho hàng Việt

Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; ông Lê Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh; ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND Tiền Giang và các đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, địa phương, cùng hơn 400 doanh nghiệp (DN), đại diện các tập đoàn hàng đầu Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty phân phối toàn cầu, các DN cung cấp thiết bị, nguyên phụ liệu, thiết bị và đặc sản địa phương.

Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam" là một trong các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014- 2020. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp Chương trình được tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, chương trình năm nay đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng một môi trường sinh thái để trong đó, các DN lớn và nhỏ, các DN sản xuất cùng DN phân phối trở thành những đối tác của nhau, mở ra những không gian kết nối và chia sẻ nhằm phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ Việt Nam.

"Đến nay, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước sang năm thứ 9. Kết quả điều tra dư luận xã hội do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện cho thấy, có 92% người tiêu dùng được hỏi rất quan tâm tới cuộc vận động, 63% người tiêu dùng xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam, 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè nên mua hàng Việt Nam. Hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường và trên 90% hàng sản xuất trong nước" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Bên cạnh đó, hưởng ứng Cuộc vận động, Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam được tổ chức thường niên do Bộ Công Thương thực hiện cũng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trên cả nước, góp phần tích cực xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam đối với việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm Việt Nam cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Chia sẻ, kết nối cơ hội kinh doanh cho hàng Việt

mo ra khong gian ket noi phat trien thi truong va nang cao kha nang canh tranh cho hang viet
Các đại biểu tham gia tọa đàm về phát triển hàng Việt

Tại hội nghị, hơn 400 doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất và phân phối, các DN cung cấp nguyên phụ liệu, thiết bị và đặc sản địa phương cũng đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các cơ hội hợp tác kinh doanh giữa DN sản xuất và các nhà phân phối; giữa DN chế biến với vùng nguyên liệu; giữa DN kinh doanh sản xuất và các DN cung cấp dịch vụ hạ tầng, tài chính.

Đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và DN cũng đã thảo luận về đường hướng, nhu cầu, cơ chế hợp tác, kết nối hàng hóa giữa các DN nhằm phát triển thị trường và kết nối phát triển hàng Việt Nam tham gia các chuỗi cung ứng hiện đại. Các phiên thảo luận cũng đã tập trung vào các vấn đề như kết nối DN tạo hệ sinh thái kinh doanh cùng nhau phát triển sản xuất, phân phối hàng Việt Nam có thương hiệu cạnh tranh trong nước và quốc tế; Thúc đẩy liên kết để hỗ trợ đưa đặc sản của địa phương, các sản phẩm của DN vừa và nhỏ tham gia vào hệ thống phân phối trong nước...

Liên quan đến vấn đề này, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, đến nay Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý, giải pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc đăng ký, quản lý chỉ dẫn địa lý nhằm phát triển, quảng bá các sản phẩm đặc sản gắn với địa danh, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tính đến giữa năm 2018 đã có 60 chỉ dẫn địa lý ở 39 tỉnh, thành phố và đã được cập nhật, giới thiệu, bảo hộ bên cạnh hàng ngàn mặt hàng đặc sản khác nhau như nước mắm Phú Quốc, cam Vinh, tỏi Lý Sơn…

Theo bà Nga, để hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, hỗ trợ DN mở rộng thị trường, tổ chức chuỗi cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, trong đó hoạt động hỗ trợ đặc sản địa phương được chú trọng hỗ trợ thực hiện cụ thể trong Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2017. Theo đó, DN tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số DN nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật, giảm thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN...

Từ phía nhà phân phối, bà Phạm Thị Thanh Tuyền - Giám đốc Giao dịch nhà cung cấp Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, khi đưa sản phẩm hàng Việt nói chung và hàng đặc sản nói riêng vào hệ thống phân phối các DN cần làm tốt mảng nghiên cứu thị trường, tuân thủ chất lượng từ đầu tư xây dựng cho đến khi đưa vào sản xuất kinh doanh, chú trọng đầu tư cho bao bì, cần chuẩn bị các chính sách truyền thông, khuyến mãi, hậu mãi hấp dẫn và cụ thể. Từ phía DN cũng cần chuẩn bị đội ngũ chào hàng có vị trí trong công ty, chuyên nghiệp, am tường tất cả các công đoạn sản xuất, tính nổi trội của sản phẩm cần bán...

Với mục tiêu kết nối các DN sản xuất và nhà phân phối, hội nghị cũng thu hút hơn 100 DN đến từ mọi miền đất nước tham gia triển lãm, giới thiệu thông tin về hàng hoá, dịch vụ, nhu cầu cần bán, cần mua, để các đối tác tìm hiểu tiến tới hợp tác kinh doanh lâu dài. Đáng chú ý còn có sự góp mặt của nhiều DN và nhà phân phối lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH MTV Động cơ và Máy nông nghiệp Việt Nam, Vinamilk, Vissan, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), Central Group (Big C)...

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND TP. Hồ Chí Minh, đại biểu đại diện cho các Bộ, ngành, địa phương đã chứng kiến đại diện các DN cùng nhau ký cam kết hợp tác trong phát triển hàng Việt Nam, phân phối hàng Việt Nam.

Trong khuôn khổ của hội nghị cũng đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam 2018. Chương là một trong các dự án, nhiệm vụ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020. Đây là năm thứ 4 liên tiếp chương được tổ chức.

mo ra khong gian ket noi phat trien thi truong va nang cao kha nang canh tranh cho hang viet

Lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam 2018

Bên cạnh các hoạt động truyền thông như đạp xe diễu hành cổ động, treo phông phướn tại nhiều tỉnh, thành phố… Năm nay chương trình tập trung nhiều vào hoạt động hỗ trợ DN kết nối phát triển sản phẩm, phát triển thị trường nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ Việt Nam.

Ngọc Thảo- Thùy Dương
https://congthuong.vn

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hàng việt

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 77


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17311

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73064282