15:39 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một diện mạo mới.

Thứ hai - 01/02/2016 02:08

Đồng vốn của Agribank góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn kết sản xuất 
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước.

Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trước kia là huyện thuần nông nghèo, thu nhập bình quân đầu người 16,7 – 19 triệu đồng (năm 2010), đến nay đã tăng 104,5% và đạt xấp xỉ 40 triệu đồng, và là một trong những huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Không chỉ đời sống khấm khá hơn, mà điều quan trọng nhất là người nông dân tại địa phương đã thực sự làm chủ cuộc sống của mình trong sản xuất kinh doanh, cũng như vươn lên trở thành những ông chủ làm nông nghiệp.

Nông dân trở thành tỷ phú từ đồng vốn Agribank Đồng Nai

Anh Nguyễn Văn Sơn, một tỷ phú tại xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hiện là chủ của một trang trại nuôi heo có quy mô 2.500 con, trong đó 1.500 heo thịt và 1.000 heo nái. Với cách chăn nuôi tập trung, theo quy trình bài bản, trung bình hàng tháng trang trại của anh xuất chuồng khoảng gần 9.000 heo con và 2 lứa heo thịt/năm, cho thu nhập bình quân hàng năm từ 1 – 2 tỷ đồng.

Anh Sơn vui mừng cho biết, từ vài chục con heo nuôi nhỏ lẻ kiểu hộ gia đình ban đầu, giờ đây không chỉ có một, hai trang trại heo rộng lớn, hiện đại với hàng nghìn con, mà hơn hết gia đình đã có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất chăn nuôi ngày một quy mô.

“Nếu không nhờ vào đồng vốn vay ban đầu từ Agribank huyện Thống Nhất, hay nói đúng hơn là nhờ sự tin tưởng, mạnh dạn của cán bộ tín dụng của NH này, thì chắc chắn giờ đây gia đình vẫn đang loay hoay với cách chăn nuôi nhỏ lẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi không có đủ nguồn lực để đầu tư chuồng trại, trang bị kỹ thuật và nhân rộng đàn” – anh Sơn chia sẻ.

Hiện anh Sơn đã trở thành khách hàng thân thiết của Agribank huyện Thống Nhất (trực thuộc Agribank chi nhánh Đồng Nai), với số vốn vay ban đầu 600 triệu đồng, sau đó nâng lên 2,7 tỷ đồng phục vụ xây dựng trại, sắm thiết bị máy móc... Sau nhiều đợt vay trả, tất toán hợp đồng đúng hạn, nay anh Sơn đã trở thành một trong những khách hàng “vip” của NH.

Ông Nguyễn Bá Thành, Giám đốc Agribank huyện Thống Nhất chia sẻ, thấy đời sống, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng bước là hạnh phúc của người làm tín dụng. Người nông dân Việt Nam rất cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ham làm nếu có được nguồn lực hỗ trợ, đồng vốn tạo dựng ban đầu, chắc chắn ở nhiều địa phương sẽ còn xuất hiện thêm nhiều tỷ phú làm nông, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn.

Theo báo cáo của Agribank chi nhánh huyện Thống Nhất, đến 30/11/2015, doanh số cho vay nông nghiệp đạt gần 615 tỷ đồng. Như vậy, sau hơn 5 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư cho vay nông nghiệp, nông thôn, doanh số đạt hơn 2.501 tỷ đồng, tỷ trọng dư nợ trong lĩnh vực này tăng trưởng cao 36,58% (năm 2010 là 62,79%, năm 2015 là 99,37%).

Có được kết quả này chính là nhờ tư duy đã được đổi mới, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm mục tiêu kinh doanh. Vốn tín dụng Agribank đã và đang chuyển hướng mạnh vào đầu tư cho vay loại hình kinh tế trang trại, chuyển đổi giống, cây trồng vật nuôi, phát triển vùng nguyên liệu, gắn kết sản xuất tập trung....

Không riêng gì ở Thống Nhất, ở một số huyện khác của Đồng Nai như Long Thành, Long Khánh, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Xuân Lộc...  đều xuất hiện rất nhiều hộ nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu không chỉ cho gia đình mình, mà còn đem kinh nghiệm, kiến thức hỗ trợ, giúp đỡ cho nhiều người khác cùng thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Những tấm gương này đều mang điểm chung là có xuất phát điểm từ đồng vốn vay ban đầu của Agibank, có khi chỉ vài chục triệu đồng. Từ đó, người nông dân đã tạo nên cơ ngơi cả chục tỷ đồng như trường hợp anh Trần Anh Trung trồng măng cụt, sầu riêng; Nguyễn Văn Lâm, khách hàng của Agribank huyện Long Thành trồng thanh long... Và như vậy, đối với các địa phương có nền kinh tế nông nghiệp thì câu chuyện “nông dân có giàu, thì địa phương vững mạnh” vẫn luôn đúng.

Ông Nguyễn Đình Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất khẳng định, nguồn vốn tín dụng Agribank đi vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đã tác động rõ rệt đến sự thay đổi đời sống kinh tế xã hội tại địa phương. Cụ thể, từ vốn vay ban đầu, người nông dân đã mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, chế biến.

Ngoài ra, nhờ phát triển sản xuất, các hộ nông dân biết kết hợp thành tổ, nhóm nâng cao năng suất, giá trị lao động tạo ra của cải vật chất, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đây cũng là tiền đề để hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn xây dựng bộ mặt nông thôn mới giàu đẹp, văn minh, phát triển cùng các địa phương khác trong cả nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 327


Hôm nayHôm nay : 72588

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1112990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61434947