Thu hoạch lúa bằng máy ở ĐBSCL - khu vực được coi là cơ giới hoá nông nghiệp tốt nhất hiện nay của cả nước. Ảnh: dunghangViet |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN& PTNT), thời gian qua, nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất mà năng suất lúa vùng ĐBSCL đã tăng từ 4,3 tấn/ha năm 2001, lên 5,78 tấn/ha năm 2012, cùng với đó, sản lượng lúa từ 16 triệu tấn tăng lên 24,5 triệu tấn. Rõ ràng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã đóng góp đáng kể vào việc giảm tổn thất và gia tăng giá trị cho ngành hàng lúa gạo của vùng. Tuy nhiên so với các nước trồng lúa trong khu vực, mức độ cơ giới hóa trên cây trồng này của Việt Nam còn quá khiêm tốn. Lấy ví dụ tại Trung Quốc từ năm 2007, cơ giới hóa trong sản xuất lúa của họ đã đạt trung bình trên 51%, còn tại Nhật Bản 100% diện tích lúa đều được làm bằng máy ở tất cả các khâu. Chính thực trạng này hàng năm đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho ngành hàng sản xuất kinh doanh lúa gạo Việt Nam, đặc biệt là chất lượng lúa gạo không được đảm bảo. Do vậy PGS-TS Mai Thành Phụng - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng:
Theo TS Hoàng Quốc Tuấn - Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, điều đáng mừng sau 10 năm chúng ta đẩy mạnh cơ giới hóa là số lượng các loại máy và tỉ lệ các khâu canh tác lúa được cơ giới hóa tăng lên đáng kể. Tính đến cuối năm 2012, toàn vùng ĐBSCL đã có 65.000 máy kéo, 42.000 máy tuốt lúa, 12.455 máy gặt các loại và nhiều loại máy khác như máy sấy cùng dụng cụ sạ hàng. Song bên cạnh đó, cơ giới hóa trong sản xuất lúa vẫn tồn tại không ít những hạn chế. Về điều này, TS Hoàng Quốc Tuấn nói:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn