04:12 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muốn hộ nghèo giàu lên nên tránh phụ thuộc vào các chính sách “thẩm thấu”

Thứ tư - 08/11/2017 20:59
Cách tiếp cận tín dụng chính thức là một công cụ quan trọng giúp xoá đói, giảm nghèo.

Theo báo cáo “Đặc điểm kinh tế nông thông Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016” (VARHS), tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ vừa qua đã góp phần cải thiện đáng kể phúc lợi cho người dân Việt Nam, nhiều hộ gia đình khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa đã thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Nhưng “thành quả kinh tế của Việt Nam không được phân phối đồng đều giữa các hộ gia đình nông thôn”.

Các hộ gia đình nghèo ở các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu… đang xa dần các hộ giàu và khá

Báo cáo do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển Thế giới thuộc Trường Đại học Liên hợp quốc (UNUWINER) thực hiện đã tiến hành điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh là cuộc điều tra lặp lại hiếm có, cho phép nghiên cứu các vấn đề về một số vùng và một số nhóm bị bỏ lại phía sau; hộ gia đình đang được hưởng lợi đồng đều từ sự phát triển kinh tế và một số vùng cần thêm nguồn lực hoặc đổi mới chính sách.

VARSH cũng chỉ rõ có sự chênh lệch lớn về phúc lợi và việc tiếp cận các nguồn lực giữa các nhóm dân tộc vẫn tiếp tục tồn tại trong khi khoảng cách về các kết quả phúc lợi giữa người nghèo nhất và người giàu nhất vẫn còn rất lớn. Các hộ thiểu số có thu nhập thấp hơn, hoạt động kinh doanh kém phát triển hơn, mức tiết kiệm cũng thấp hơn, trong khi thường xuyên phải đối mặt với các cú sốc và rất khó khăn trong việc ứng phó…

Một vấn đề cũng được báo cáo đề cập là các hộ kinh doanh phi nông nghiệp. Về số lượng, so với báo cáo năm 2014, số lượng các hộ kinh doanh trong năm 2016 không thay đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ kinh doanh có giấy đăng ký kinh doanh đã tăng từ 23,7% lên tới 29,5% và sản xuất tại hộ gia đình đã giảm từ 58,9% xuống còn 56,2% vào năm 2016. Điều đó cho thấy nhiều hộ gia đình đã có cơ sở sản xuất riêng. Tuy vậy, xét về quy mô, đa phần các hộ kinh doanh gia đình vẫn mang tính nhỏ lẻ và thường chỉ sử dụng lao động trong phạm vi gia đình thay vì thuê ngoài.

Báo cáo cho thấy cách tiếp cận tín dụng chính thức là một công cụ quan trọng giúp xoá đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ thiểu số tiếp cận tín dụng tăng lên. Về tiếp cận tín dụng, theo khảo sát, có khoảng trên 28% hộ gia đình có ít nhất một khoản vay, trong khi có tới hơn 71% hộ không có khoản vay nào. Trong số 768 hộ gia đình có ít nhất 1 khoản vay, có 145 hộ có khoản vay thứ 2 và 34 hộ có khoản vay thứ 3. Ngoài ra, vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng trong việc tiếp cận tín dụng, tỷ lệ hộ có các khoản vay mà có chủ hộ không biết đọc, biết viết tăng lên. 

Khi tiếp cận tín dụng, nhất là với các khoản tín dụng chính thức, thường có một yêu cầu chung về tài sản thế chấp và/hoặc có người bảo lãnh. 44% số hộ có khoản vay cần phải có tài sản thế chấp trong khi có hơn 61% hộ cần có người bảo lãnh cho các khoản vay của mình. Điều đó hàm ý là người đi vay phải thuộc về hoặc được giới thiệu bởi một tổ chức có uy tín nào nào đó. 

Đáng lưu ý là, nhóm hộ nghèo nhất có sự gia tăng về tiếp cận tín dụng trong khi các hộ thuộc nhóm giàu thứ 2 lại giảm. Nhưng, là một người tham gia điều tra làm báo cáo,  ông Thomas Markussen, Trường Đại học Copenhagen cho biết “các hộ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng”. 

Theo Giáo sư S. Finn Tarp, Giám đốc UNUWIDER, để đảm bảo những thành tựu về kinh tế của Việt Nam được phân bổ đồng đều, thì các nhà hoạch định chính sách cần chú trọng hơn nữa vào việc thu hẹp các khoảng cách này trong những năm tới. “Giải quyết những bất bình đẳng này và đảm bảo rằng nhóm hộ nghèo và dễ bị tổn thương nhất không bị bỏ lại phía sau tiếp tục là những vấn đề trọng tâm. 

Các nhà làm chính sách cần tránh phụ thuộc vào các chính sách “thẩm thấu” mà thay vào đó cần đặt trọng tâm vào các can thiệp với mục tiêu rõ ràng hướng đến tăng cường phúc lợi của các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất”, Giáo sư S. Finn Tarp nhấn mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 418

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 417


Hôm nayHôm nay : 25248

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 837621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64823565