21:51 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

NN ĐBSH: Truy xuất nguồn gốc nông sản qua hệ thống thông tin điện tử

Thứ năm - 12/03/2020 19:34
Nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; thay đổi nhận thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã và đang được thực hiện.
1.jpg
Người tiêu dùng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh quét mã QR code trên sản phẩm để truy xuất nguồn gốc.

Hưng Yên: Áp dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc nông sản

Theo đánh giá của ngành chức năng, hàng năm toàn tỉnh cung cấp cho thị trường khoảng 415,4 nghìn tấn thóc, gạo; gần 170 nghìn tấn quả nhãn, vải, chuối, cây có múi; 296 nghìn tấn rau, củ, quả; trên 8 nghìn tấn nghệ củ, gần 70 nghìn tấn thịt; 5,3 nghìn tấn sữa; 295 triệu quả trứng gia cầm; gần 41,5 nghìn tấn cá; có 19 sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu độc quyền…

Triển khai thực hiện đề án chuỗi, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các địa phương mở rộng các mô hình quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi; hỗ trợ hơn 1,7 triệu tem truy xuất nguồn gốc gắn trên các sản phẩm như: Nhãn, vải, chuối, sản phẩm từ thịt, cá…

Các thông tin từ đầu vào và quá trình sản xuất đầu ra của sản phẩm theo chuỗi được tích hợp trong mã phản hồi nhanh (QR code) in trên bao bì sản phẩm. Theo đó, người tiêu dùng có thể sử dụng ứng dụng quét mã phản hồi nhanh trên điện thoại thông minh trong vòng 2 giây là biết các thông tin nguồn gốc sản phẩm.

Qua đánh giá từ các cơ sở, sản phẩm nông nghiệp sản xuất an toàn theo chuỗi bán được giá cao hơn sản phẩm sản xuất truyền thống từ 10% – 30%. Hệ thống điện tử hy.chek.net.vn đáp ứng được ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi, qua đó từng bước nâng cao năng lực cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng…

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm nông nghiệp khi lưu thông trên thị trường, cơ quan chức năng và người tiêu dùng không nắm bắt được nên truy xuất nguồn gốc gặp khó khăn. Việc tiêu thụ nông sản còn mang tính tự phát, không ổn định, nhãn mác bao bì chưa chuyên nghiệp và chưa tuân thủ theo quy định. Việc gắn tem nhãn hàng hóa mới dừng lại ở mức cung cấp thông tin đơn giản, chưa cập nhật đầy đủ thông tin, chủ thể doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa được cấp quyền quản trị Module, thiếu tính chủ động để kịp thay đổi, bổ sung theo thực tế. Mặt khác, sản phẩm, số lượng được gắn tem còn ít so với sản lượng, chủng loại nông sản thực tế và nhu cầu… 

Để làm tốt việc truy xuất nguồn gốc nông sản, thời gian tới, các ngành, địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần thực hiện có hiệu quả đề án Đề án Duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử hy.check.net.vn truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 – 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo đó, cần ăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thông qua các biện pháp gắn tem truy xuất nguồn gốc khi sản phẩm lưu thông trên thị trường; hướng dẫn, phối hợp với các địa phương kiểm tra tại các cơ sở về việc quản lý chất lượng trong sản xuất, kinh doanh nông sản; thực hiện các hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm và kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh; phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản…

Hà Nam: Giá gia cầm bấp bênh ảnh hưởng đến chăn nuôi

Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, giá gia cầm và sản phẩm gia cầm lên, xuống bấp bênh. Đã có thời điểm giá gia cầm, thịt và trứng gia cầm giảm sâu, bằng 60 - 70% giá thành sản xuất. Do vậy, ảnh hưởng lớn đến kinh tế và tâm lý của người chăn nuôi.

2.jpg
Trang trại nuôi gia cầm của anh Ngô Văn Tuyến, HTX gà giống Toàn Thắng, xã Bình Nghĩa (Bình Lục).

Trang trại của anh Phạm Văn Nhu tại xã Thanh Sơn (Kim Bảng) nuôi gần 10 nghìn con gà trắng thịt. Trong đó, 7 nghìn con nuôi theo hình thức gia công cho doanh nghiệp, còn lại anh nuôi riêng hơn 2 nghìn con bán trên thị trường tự do. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý là thời điểm gà xuất chuồng anh Nhu chỉ bán được 14 – 22 nghìn đồng/kg, thấp hơn so với lứa bán dịp cuối năm 2019 từ 24 đến hơn 30 nghìn đồng/kg. Với giá bán ra như vậy anh Nhu bị thua lỗ bình quân khoảng 7 nghìn đồng/kg.

Theo tính toán, để nuôi được 1 kg gà trắng thịt cần chi phí khoảng 25 – 27 nghìn đồng (chưa tính công), gồm: con giống, thức ăn, thuốc thú y, điện, nước… Thời điểm anh Nhu nhập con giống gà về nuôi rất cao lên đến hơn 22 nghìn đồng/con và với số lượng hơn 2 nghìn con gà trắng, anh bị lỗ lên đến cả trăm triệu đồng.

Anh Nhu chia sẻ: Tôi mới tham gia nuôi gà trắng thịt được hơn 1 năm nay, nhưng đã gặp 2 lần giảm giá sâu vào đầu năm 2019 và đầu năm 2020. Phần lãi của những lứa gà được giá chưa bù được phần thua lỗ khi gia cầm mất giá, chưa tính đến công chăm, khấu hao chuồng trại… Thời điểm này giá gà trắng lên 30 nghìn đồng/kg mới có 1 chút công, nhưng giá vẫn chưa ổn định.

HTX gà giống Toàn Thắng, xã Bình Nghĩa (Bình Lục) cũng gặp khó khăn bởi giá gia cầm và sản phẩm gia cầm bấp bênh. Hiện tổng đàn gà đẻ của  HTX còn 30 nghìn con, giảm 20 nghìn con so với thời gian cao điểm giữa năm 2019. Trong tổng số 7 thành viên của HTX hiện có đến 3 thành viên để trống cả hoặc một phần chuồng nuôi.
Nguyên nhân do giá trứng và giá gia cầm giống giảm mạnh. Giai đoạn tháng 2/2020 giá trứng gà ở mức 1.400 – 1.500 đồng/quả, thấp hơn giá thành sản xuất 200 – 300 đồng/quả. Với con gà giống của HTX sản xuất cũng chỉ bán được 4.000 – 5.000 đồng/con, trong khi để có lãi phải đạt 7.000 đồng/con trở lên.

Trang trại của anh Ngô Văn Tuyến, Giám đốc HTX gà giống Toàn Thắng có 7.000 con gà đẻ, cùng 10 lò ấp nở trứng gia cầm có công suất 1,2 vạn quả/lò/lần ấp. Trước tình hình giá gia cầm và sản phẩm từ gia cầm trên thị trường giảm mạnh, anh Tuyến chủ động cắt giảm việc ấp nở gà giống xuống còn 70% công suất lò ấp. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2020 trang trại của anh vẫn bị lỗ 100 triệu đồng.

Anh Tuyến cho biết: Lượng gà giống của HTX sản xuất ra phụ thuộc hoàn toàn vào giá cả thị trường tự do, nên sản xuất rất bấp bênh. HTX đang cố gắng hạn chế tối đa thua lỗ trong giai đoạn giá gia cầm xuống thấp.

Tình trạng giá gia cầm xuống thấp thời gian qua diễn ra ở hầu hết các đối tượng gia cầm. Ngay cả với vịt thịt có thời điểm xuống dưới 20 nghìn đồng/kg, thấp hơn đến gần 10 nghìn đồng/kg so với giá thành sản xuất. Phần lớn các hộ chăn nuôi vịt (kể cả vịt thịt và vịt đẻ đều bị ảnh hưởng). Thực tế cho thấy, rất nhiều hộ dân khi thấy giá vịt thịt xuống thấp đã mua về hàng chục con thả vườn dự trữ thực phẩm.

Chị Đoàn Thị Hòa, thôn 1, xã Nhân Chính (Lý Nhân) khi thấy giá vịt thịt rẻ đã mua hơn 10 con có trọng lượng 3 kg/con về thả ngay tại vườn nhà. Theo chị Hòa, rất ít thời điểm giá vịt thịt lại xuống thấp như vậy. Đặc biệt, giá thịt lợn ngoài chợ hiện nay quá cao nên tôi mua vịt về dự trữ làm thực phẩm.

Thời gian qua, sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, nhiều hộ tiêu hủy lợn bệnh đã chuyển sang chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, tổng đàn gia cầm của tỉnh đã ở mức gần 7 triệu con, tăng hơn 10% so với đầu năm 2019. Được biết, giá gia cầm thời gian qua tác động từ nhiều yếu tố. Trong đó có việc người dân tăng đàn tự do không theo quy hoạch hay có sự liên kết trong sản xuất dẫn đến cung cao hơn cầu. Đồng thời, tình hình dịch bệnh cúm gia cầm (H5N1, H5N6) diễn biến phức tạp ở nhiều, tỉnh, thành phố đã tác động đến giá gia cầm. Cùng với đó, về yếu tố khách quan sau Tết Nguyên đán theo quy luật thường nhu cầu tiêu dùng thực phẩm gia cầm của người dân hạn chế…

Chăn nuôi gia cầm vẫn được xác định là một trong những hướng đi chính của phát triển chăn nuôi nói chung, góp phần thúc đẩy chăn nuôi trong điều kiện khó khăn tái đàn lợn. Tuy nhiên, việc phát triển đàn gia cầm cần được tính toán hợp lý, tránh rủi ro. Ông Đỗ Mạnh Hà, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y (Sở NN & PTNT) cho biết: Để chăn nuôi gia cầm có điều kiện phát triển theo hướng bền vững, ngành nông nghiệp đang tích cực tìm hướng tạo sự liên kết trong sản xuất, nhất là cho đối tượng gà trắng với doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trước mắt người dân cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để tránh rủi ro và tính toán nhập đàn hợp lý trong điều kiện giá cả bấp bênh như hiện nay.

Hà Nội: Tăng cường phối hợp kiểm soát nguồn gốc thủy sản

Để cung cấp nguồn thủy sản tươi sống bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng, thời gian qua, Hà Nội tăng cường phối hợp với các tỉnh, thành phố về lĩnh vực thủy sản nhằm kiểm soát nguồn gốc xuất xứ mặt hàng này khi tiêu thụ…

Theo bà Nguyễn Thị Vĩnh An - nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH Lâm sản và Dịch vụ Long Giang (tỉnh Tuyên Quang), trung bình mỗi tháng công ty cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 6 tấn cá sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP. Còn ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Tuyên Quang cho biết, Tuyên Quang có 12 chuỗi thực phẩm an toàn, mỗi năm cung cấp 1.649 tấn sản phẩm thủy sản, thịt, chè, rau, quả… trong đó, khoảng 500-600 tấn thủy sản cho Hà Nội.

3.jpg
Ảnh minh họa.

Nhằm kiểm soát nguồn gốc thủy sản từ các tỉnh về Hà Nội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Ngô Đình Loát cho biết: Để bảo đảm nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thủy sản, tại chốt kiểm dịch động vật thủy sản liên ngành ở chợ cá Yên Sở (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai), lực lượng liên ngành của thành phố đã tăng cường khâu kiểm dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm.

Trung bình mỗi ngày có khoảng 80-90 tấn thủy sản các loại từ các tỉnh đưa về chợ cá Yên Sở, sau đó được tiểu thương mang tới các chợ dân sinh trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra, kiểm soát cho thấy, các phương tiện, dụng cụ vận chuyển thủy sản từ các tỉnh: Hải Dương, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng… khi vào chợ đều xuất trình được hồ sơ truy xuất nguồn gốc, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, cũng có một thực tế tại một số địa phương chưa hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung dẫn tới việc kiểm soát chất lượng còn hạn chế. Theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội Tạ Văn Sơn, do ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi trồng chưa cao nên khó kiểm soát tình hình dịch bệnh; việc liên kết giữa doanh nghiệp của Hà Nội với người sản xuất, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản ở các địa phương còn lỏng lẻo nên nhiều thời điểm xảy ra tình trạng cung cấp hàng hóa chưa đúng với hợp đồng đã ký, vì vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm…

Để đẩy mạnh liên kết trong kiểm soát nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm thủy sản, theo đề nghị của ông Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình: Chi cục Thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) cần tăng cường phối hợp với ngành Nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình trong quản lý, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Đồng thời phối hợp tốt hơn nữa trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường thanh tra xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xung điện trong khai thác, đánh bắt thủy sản tại sông, hồ…

Về phía doanh nghiệp, theo kiến nghị của bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm an toàn Tâm Thành: Sở NN&PTNT Hà Nội và các tỉnh cần hỗ trợ người dân, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi trồng; chú trọng việc ghi chép sổ sách nhật ký chăm sóc, thu hoạch... nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Trước thực tế trên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tạ Văn Tường cho biết, thời gian tới, Hà Nội tiếp tục phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quy hoạch nuôi trồng thủy sản với các tỉnh, thành phố; đồng thời tăng cường kiểm soát sản phẩm thủy sản, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong nuôi trồng sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch… Mặt khác, Hà Nội mong muốn các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để thuận lợi cho công tác kiểm soát chất lượng…

Theo Thanh Tâm(tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 272


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 397735

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73444706