20:12 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

NTM Tuyên Quang: Chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông

Thứ hai - 14/11/2016 03:34
Thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến 30-9-2016, toàn tỉnh có trên 142.000 con gia súc lớn, trong đó, đàn trâu là 110.715 con, tăng gần 500 con so với cùng kỳ năm 2015; đàn bò trên 23.500 con tăng trên 2.000 con so với cùng kỳ năm 2015.

ntm tuyen quang: chu dong du tru thuc an cho gia suc trong mua dong hinh anh 1

Người dân xã Phú Thịnh (Yên Sơn) tận dụng rơm làm thức ăn cho đàn trâu trong mùa đông.

Đàn gia súc lớn tăng lên nhanh chóng trong khi diện tích cỏ trồng làm thức ăn cho vật nuôi toàn tỉnh hiện mới chỉ có khoảng 400 ha cỏ, chủ yếu là cỏ voi, VA06... Thời điểm này bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa mùa, lượng rơm, rạ sau thu hoạch là rất lớn. Nghiên cứu của các chuyên gia chăn nuôi, rơm, rạ khô có nhiều chất dinh dưỡng nếu được chế biến sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho trâu, bò và có thể thay thế hoàn toàn nguồn cỏ tươi.

Do đó, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tận dụng rơm, rạ sau khi thu hoạch để phơi khô, tích trữ làm thức ăn cho đàn gia súc trong mùa đông đang đến rất gần.

Những ngày này bà con nông dân huyện Sơn Dương đang làm một lúc 3 việc quan trọng của nhà nông. Đó là thu hoạch lúa mùa, trồng cây vụ đông và tích trữ thức ăn cho gia súc. Anh Hoàng Văn Hùng, thôn Lũng Hoa, xã Đại Phú cho biết, gia đình có 12 con bò, do vậy việc chăm sóc, đặc biệt lo thức ăn cho đàn bò được anh chuẩn bị rất kỹ. Ngoài lượng rơm rạ sau thu hoạch lúa mùa đã được phơi khô, đánh đống thì anh còn mượn thêm 4 sào ruộng cộng 3 sào ruộng của gia đình để trồng cây ngô đông.

Theo anh Hùng với 2 cây rơm đã đáp ứng được một lượng lớn thức ăn cho đàn bò trong mùa đông. Còn lại diện tích ngô trồng không những thu hoạch được hạt để chăn nuôi lợn mà cây và lá sẽ là nguồn thức ăn xanh bổ dưỡng cho vật nuôi. Chuẩn bị thức ăn thô xanh, anh Hùng còn dự tính sẽ chuẩn bị cả thức ăn tinh bột là các loại cám để bổ sung vào khẩu phần ăn cho đàn bò trong những ngày giá rét nhằm tăng sức đề kháng.

Cũng như nhiều người chăn nuôi của huyện Sơn Dương, người chăn nuôi tại các địa phương thuộc huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn - nơi có thế mạnh phát triển đàn gia súc lớn, bà con cũng đã chuẩn bị đầy đủ lượng thức ăn cho đàn trâu, bò. Đồng chí Phạm Ngọc Chung, Phó chủ tịch UBND xã Phú Thịnh (Yên Sơn) khẳng định: Mô hình một chuồng nuôi nhốt, một cây rơm và một diện tích cây thức ăn xanh được bà con trong xã phát triển khá mạnh.

Thống kê sơ bộ, trên 90% số hộ chăn nuôi gia súc lớn trên địa bàn xã đã tích trữ được nguồn thức ăn cho vật nuôi trong mùa đông. Chính sự chủ động của người chăn nuôi đã bảo đảm cho đàn trâu, bò phát triển tốt. Nhiều năm qua xã không có tình trạng trâu, bò bị chết đói, chết rét do thiếu thức ăn. 

Tổng hợp của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến hết ngày 15-10, toàn tỉnh đã gieo trồng được 7.528 ha ngô đông, 185,6% KH. Nhiều nhất là huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương và Yên Sơn với hàng nghìn ha được gieo trồng cả trên đất soi bãi và đất ruộng 2 vụ lúa.

Với một diện tích ngô vụ đông tương đối lớn cộng với phụ phẩm từ cây mía gồm lá mía, ngọn mía tương đối dồi dào sẽ cơ bản đáp ứng đủ nguồn thức ăn xanh cho tổng đàn gia súc. Song bên cạnh kết quả đạt được thì vẫn còn một số hộ chăn nuôi ở các xã vùng cao việc chủ động nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi trong mùa đông chưa thực sự được chú trọng. Dẫn đến tình trạng một số con trâu, bò không đủ sức đề kháng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt...

Hiện ngành nông nghiệp đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, chăn nuôi thú y hướng dẫn bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp để bảo vệ đàn gia súc lớn trong mùa đông. Đó là không thả rông mà thực hiện nuôi gia súc khi nhiệt độ xuống thấp; thực hiện các mô hình ủ chua sản phẩm phụ của trồng trọt gồm lá ngô, lá mía, khoai lang để làm làm nguồn thức ăn cho đàn trâu bò; tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng, chống dịch bệnh.        

Tác giả: Đoàn Thư
Nguồn: Báo Tuyên Quang
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 392871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73439842