20:20 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm 2021 sẽ có lô gỗ đầu tiên được cấp phép FLEGT

Thứ hai - 03/02/2020 03:04
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) về tiềm năng và cơ hội của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong những năm tới.

Năm 2019 được đánh giá là năm thành công của ngành lâm nghiệp với rất nhiều kỷ lục mới được xác lập. Nhìn lại những kết quả đó, theo ông, đâu là những điểm nhấn ấn tượng?

- Năm 2019, toàn ngành lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ Bộ NNPTNT giao trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự đầu tư của Nhà nước vào ngành nông nghiệp ngày càng trọng tâm, trọng điểm cùng sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người trồng rừng, ngành lâm nghiệp đã đạt được những con số rất có ý nghĩa.

 nam 2021 se co lo go dau tien duoc cap phep flegt hinh anh 1

Ngành lâm nghiệp hướng đến phát triển rừng gỗ lớn. Ảnh: P.V

 nam 2021 se co lo go dau tien duoc cap phep flegt hinh anh 2

"Hiện, ngành lâm nghiệp có 1.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, tạo việc làm cho 500.000 lao động, ngành này phát triển cũng kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác phát triển theo. Điều đáng chú ý là, giá trị xuất khẩu tăng 20% nhưng nguyên liệu nhập khẩu không đáng kể, có nghĩa nguồn nguyên liệu trong nước đã và đang đáp ứng tốt”.

Ông Nguyễn Quốc Trị -
Tổng Cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp

Thứ nhất, trong lĩnh vực xây dựng văn bản pháp luật, tuy số lượng không nhiều như năm 2018 (năm chúng tôi phải ra tổng thể các văn bản khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực) nhưng năm 2019 cũng có 2 nghị định, 3 thông tư ra đời, là những văn bản được ra đời nhờ sự tham mưu kịp thời, góp phần làm tốt việc bảo vệ, phát triển rừng, nhất là trong bối cảnh năm 2029, nhiều vụ cháy rừng xảy ra, trong khi chế độ phòng cháy chữa cháy rừng có những chỗ chưa hợp lý.

Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, dù đã có quy định rõ thẩm quyền, chức năng của các cấp nhưng quá trình thực hiện có vướng mắc nên chúng tôi  soạn thảo dự thảo nghị định, đang trình Chính phủ xem xét.

Thứ hai, đối với con số tỷ lệ che phủ rừng 41,2%, tăng 0,2% so với năm 2017, tương đương 70.000ha rừng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp, khó lường, đây là con số thể hiện quyết tâm lớn, được quốc tế đánh giá cao. Chúng tôi xác định, con đường ngắn nhất để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu là phát triển rừng và sẽ ưu tiên cho công tác này, phấn đấu đến năm 2020, độ che phủ rừng đạt 42%.

Thứ ba, con số tăng trưởng của ngành lâm nghiệp năm 2019 đạt 5%, dù chúng tôi luôn mong muốn con số phải cao hơn thế nhưng đây cũng là một nỗ lực rất lớn và có ý nghĩa.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp là 2,2%, thậm chí một số lĩnh vực tăng trưởng âm do những tác động bất lợi, ngành lâm nghiệp vẫn đạt 5%, đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của ngành.

Bên cạnh đó, công tác phát triển rừng năm 2019 cũng đạt được kết quả khả quan khi diện tích rừng trồng đạt 240.000ha. Điều này cho thấy, trong chiến lược, định hướng trồng rừng đã có thay đổi, không chỉ bóc ngắn cắn dài mà có kế hoạch khai thác đến đâu trồng đến đó, trồng theo quy hoạch, căn cơ, bài bản, ứng dụng khoa học công nghệ tốt hơn,...

Thứ tư, con số kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 đạt 11,3 tỷ USD. Có câu hỏi đặt ra là, trong thành tích chung hân hoan như vậy, nông dân được lợi nhiều không? Tôi xin khẳng định, nông dân là đối tượng được hưởng lợi lớn.

Bởi trong cấu thành giá sản phẩm có 35% dành cho nguyên liệu, điều này người trồng rừng được hưởng; 20% dành cho lao động; 20% cho nguyên liệu phụ trợ; 15% dành cho thương hiệu, mẫu mã. Hiện, ngành lâm nghiệp có 1.600 doanh nghiệp chế biến gỗ, tạo việc làm cho 500.000 lao động, ngành này phát triển cũng kéo theo hàng loạt lĩnh vực khác phát triển theo.

Điều đáng chú ý là, giá trị xuất khẩu tăng 20% nhưng nguyên liệu nhập khẩu không đáng kể, có nghĩa nguồn nguyên liệu trong nước đã và đang đáp ứng tốt. Đây chính là kết quả của nhiều năm người trồng rừng bền bỉ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

Vậy theo ông, đâu là bí quyết làm nên những thành công đó?

- Có một điều thuận lợi là, chưa bao giờ ngành chế biến, xuất khẩu gỗ nhận được sự quan tâm như thế từ Chính phủ, lãnh đạo Bộ NNPTNT.

Năm 2019, chúng tôi đã tổ chức thành công hội nghị về chế biến xuất khẩu gỗ do đích thân Thủ tướng Chính phủ chủ trì, đây chính là đòn bẩy thúc đẩy tăng giá trị lâm sản xuất khẩu. Ngoài ra, còn hàng loạt các hội nghị, hội thảo do lãnh đạo Chính phủ, Bộ NNPTNT chủ trì, góp phần tháo gỡ những vướng mắc, nút thắt của doanh nghiệp, khơi thông thị trường, từ đó làm nên thành công của ngành.

Năm 2019 cũng đánh dấu sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp khi Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam – EU (VPA/FLEGT) chính thức có hiệu lực ngày 1/6/2019, mở ra tiềm năng, cơ hội cho ngành gỗ, đồng thời định hướng cho sự phát triển của ngành theo hướng bền vững, minh bạch về nguồn gốc gỗ.

2019 còn là năm tạo tiền đề để chúng ta hướng tới tự cấp chứng chỉ rừng bền vững khi trở thành nước thứ 50 gia nhập hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC). Đến nay, đã có 11.000ha rừng được cấp chứng chỉ theo hệ thống này.

Bước sang năm 2020, ngành lâm nghiệp tiếp tục đặt ra cho mình những kỷ lục mới, với kim ngạch xuất khẩu 12,5 tỷ USD. Làm thế nào để mục tiêu này thành hiện thực, thưa ông?

- Năm 2020, ngành lâm nghiệp tiếp tục phấn đấu đưa độ che phủ rừng lên con số 42%, kim ngạch xuất khẩu lâm sản 21,5 tỷ USD trở lên; tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5 – 5,5%. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi xác định tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách (3 nghị định, 1 thông tư) để nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc, nút thắt của doanh nghiệp để tháo gỡ, đồng hành cùng những doanh nghiệp chân chính vì mục tiêu phát triển chung của ngành chế biến gỗ.

Tiếp tục ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, quản lý; cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp những quy định mới của các nước cso giao thương, tăng cường mở rộng thị trường mới. Tổ chức tốt việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT để đến đầu năm 2021 có lô hành đầu tiên được cấp giấy phép FLEGT khi xuất khẩu gỗ vào EU. Khi đó, con đường của gỗ Việt đến với EU sẽ hoàn toàn rộng mở.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra, quản lý nghiêm việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; tham mưu với Bộ NNPTNT trình Chính phủ ra nghị định chặn tất cả những việc làm sai trái, việc chuyển đổi mục đích phải theo đúng Luật Lâm nghiệp.

Năm 2020, chúng tôi cũng sẽ có nhiều sự kiện lớn, dự kiến trong tháng 3/2020 Thủ tướng sẽ trực tiếp chủ trì hội nghị về xúc tiến xuất khẩu gỗ tại TP.HCM; tháng 2 sẽ tổ chức tết trồng cây Xuân Canh Tý; tháng 8 tổ chức chuỗi sự kiện chào mừng 70 năm thành lập ngành lâm nghiệp, ngoài các hội thảo, hội chợ, lần đầu tiên, một số hạng mục trong khu lâm nghiệp công nghệ cao sẽ được khánh thành tại Nghệ An.

Xin cảm ơn ông!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 262

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 998210

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71225525