Theo Ban chỉ đạo NTM huyện Nam Đàn, từ 2011 đến nay, toàn huyện đã huy động 1.487 tỷ đồng xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách trung ương 90,7 tỷ đồng (6,1%); ngân sách tỉnh 145 tỷ (9,7%); huyện 160 tỷ (10,7%); xã 193,2 tỷ (13%); nhân dân đóng góp 319,8 tỷ (21,5%); doanh nghiệp hỗ trợ 98,5 tỷ (6,6%); vốn lồng ghép 479,8 tỷ (32,4%). Ngoài ra nhân dân còn hiến 212.355m2 đất, tháo dỡ, di dời 28.468m2 tường rào, đóng góp 66.093 ngày công.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về thăm mô hình trang trại của ông Nguyễn Tuấn Anh, xóm 8, xã Nam Anh (tháng 8/2016) |
Trong quá trình xây dựng NTM, Nam Đàn xác định kinh tế và tổ chức sản xuất là một trong những nội dung chủ yếu, xuyên suốt, là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Nhiều xã đã xây dựng được mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng; hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích ở hàng loạt xã...
Bên cạnh đó, Nam Đàn đã xây dựng nhiều mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để phát huy cao hơn tiềm năng năng suất cây trồng, vật nuôi, hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm công lao động, phân bón, thuốc BVTV, góp phần gia tăng hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá.
Trong những năm qua, Nam Đàn liên kết với TCty VTNN Nghệ An xây dựng và mở rộng được 2 cánh đồng mẫu trồng lúa, lạc tại Kim Liên và Nam Cường; liên kết với Cty CP Giống cây trồng Trung ương sản xuất lúa giống (Nam Giang, Nam Xuân, Xuân Lâm...).
Hình thức tổ chức sản xuất được củng cố và phát triển, các HTX nông nghiệp kiểu cũ được giải thể và thành lập mới các HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo luận HTX 2012. Các HTX mới thành lập bước đầu hoạt động có hiệu quả các khâu dịch vụ như phân bón, giống, thủy nông...
Mô hình rau vụ đông theo hướng VietGAP tại xã Vân Diên |
Trên địa bàn, nhiều quỹ tín dụng nhân dân hoạt động có hiệu quả góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,8% (2010) còn dưới 5% (2016); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 17,5 triệu đồng/người/năm (2010) lên 32 triệu đồng(2016).
Đồng thời tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, lồng ghép từ các chương trình, dự án, 6 năm qua, Nam Đàn đã xây dựng mới, nâng cấp nhiều công trình hạ tầng quan trọng, chất lượng hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và phục vụ tốt đi lại cho nhân dân.
Toàn huyện xây mới, nâng cấp, cải tạo 527,7km đường giao thông các loại; 85,9km kênh mương, 17 trạm bơm, 11 hồ đập và hàng nghìn cống nội đồng; nâng cấp, thay thế hệ thống đường dây điện, trạm biến áp tại 23/23 xã; một số phòng học, phòng chức năng tại 59 điểm trường trên toàn huyện; 14 nhà văn hóa xã; 186 nhà văn hóa, 89 sân thể thao xóm; xây mới 18 trụ sở làm việc tại các xã; xây mới, nâng cấp 17 trạm y tế...
Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt 100%. Giáo dục tiểu học,THCS được phổ cập đúng độ tuổi. Đến nay 46/74 trường (62%) đạt chuẩn quốc gia trong đó có 10 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh ATTP được thực hiện hiệu quả. Đến nay có 21/23 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, chiếm 91,3%.
Công trình trường mầm non xã Nam Lĩnh đang gấp rút hoàn thiện để đón chuẩn NTM |
Toàn huyện có 244/320 xóm văn hóa (76,2%); 85% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Các xã đã tập trung đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ.
Đến nay, Nam Đàn có 18/23 xã đạt chuẩn NTM; 5 xã đạt 19/19 tiêu chí đang chờ thẩm định và công nhận. Để cán đích NTM đúng hẹn, Nam Đàn cần nguồn lực 153,1 tỷ đồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn