16:20 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho vay lại tại địa phương

Thứ bảy - 22/06/2019 11:28
Sáng ngày 21/6/2019, Bộ Tài chính (do Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại) chủ trì, phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tổ chức Hội thảo “Quản lý cho vay lại cho chính quyền các địa phương” tại khách sạn Hanoi Club – Hanoi. Tham dự Hội thảo có ông Trần Xuân Hà - Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ, ông Bertrand Lotholary - Đại sứ Cộng hòa Pháp, ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD tại Việt Nam và đại diện các cơ quan thuộc Bộ Tài chính, đại diện các Sở ban ngành địa phương... Hội thảo này được tổ chức nhằm giúp các địa phương hiểu rõ về chính sách mới của Chính phủ.

Đánh giá cơ chế cho vay lại

Khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, hội thảo là dịp đánh giá lại việc thực hiện cơ chế cho vay lại nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ cho chính quyền địa phương, làm rõ những mặt làm được, những khó khăn hạn chế và đề xuất các biện pháp để thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn cơ chế này.

Việc thực hiện cơ chế cho vay lại đối với chính quyền địa phương đã được thực hiện từ nhiều năm nay, đặc biệt là từ sau khi Luật Quản lý nợ công năm 2009 được Quốc hội ban hành, đã có nhiều địa phương tham gia thực hiện cơ chế này. Thông qua đó, các địa phương đã huy động được nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời gắn với trách nhiệm chia sẻ nghĩa vụ nợ đối với Chính phủ Trung ương.

 

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Thang 6\21.6 Hoi thao Cục QLN\TT Ha.JPG

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà

Thứ trưởng nhận định, qua tổng hợp cho thấy, nhiều chương trình/dự án đã phát huy kết quả tốt, sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, cũng có một số chương trình/dự án có khó khăn do nguồn thu ngân sách ở địa phương tương đối thu nhỏ, hạn mức vốn vay không được nhiều, mặt khác trình tự thủ tục vẫn còn phức tạp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Việc thực hiện cơ chế hỗn hợp một phần cấp phát, một phần cho vay lại, theo đó việc giải ngân phụ thuộc bởi kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán cấp vốn đầu tư hàng năm, vì vậy có ảnh hưởng tới việc cho vay lại.

Bên cạnh đó, cũng có thể có nguyên nhân từ phía tổ chức quản lý của các địa phương, chưa có đầu mối trong việc quản lý, trong khi đó, việc huy động vốn có nhiều cơ quan tham gia như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban quản lý Dự án.

Chúng tôi mong rằng các nhà tài trợ tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Chính phủ Việt Nam để hài hòa hóa các thủ tục, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện chương trình/dự án, song vẫn phải đảm bảo công tác quản lý.” – Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Thang 6\21.6 Hoi thao Cục QLN\toan canh.JPG

Toàn cảnh Hội thảo

AFD sẽ hỗ trợ Việt Nam tìm ra giải pháp quản lý

Ông Bertrand Lotholary - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam cho rằng, chưa bao giờ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp phát triển tốt như hiện nay. Việt Nam và Pháp đã xác định được những lĩnh vực hợp tác chung như dịch vụ công cộng, đô thị, môi trường... Chính phủ hiện nay đã đặc biệt chú ý tới vấn đề quản lý nợ công nên những như cầu về vốn dành cho các địa phương cũng phải được nghiên cứu và tìm ra hướng giải quyết. Do đó, cơ quan phát triển Pháp cùng với các cơ quan chính phủ Pháp cũng đã tìm cách để đưa ra các giải pháp để hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc chống lại biến đổi khíu hậu cũng như vượt qua các thách thức liên quan đến môi trường, đô thị. Qua nghiên cứu, cơ quan phát triển Pháp (AFD) cũng đưa ra các mục tiêu rất phù hợp với sự phát triển của Việt Nam. Và AFD cũng sẽ đưa ra các công cụ phù hợp với những bối cảnh và thách thức mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt, qua đó AFD sẽ đề xuất các công cụ phù hợp hơn với bối cảnh của từng địa phương tại Việt Nam hiện nay. Hội thảo này sẽ giúp cho AFD lắng nghe và tìm hiểu về các khó khăn của các địa phương để từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Thang 6\21.6 Hoi thao Cục QLN\DSC_0901.JPG

Ông Bertrand Lotholary - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam

Ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD tại Việt Nam khẳng địnhHội thảo này được tổ chức nhằm đánh giá tổng quan về khung pháp lý hiện hành đối với việc quản lý nợ nước ngoài của chính quyền địa phương. Tại Hội thảo, các cơ quan trung ương (đặc biệt Bộ Tài chính) và chính quyền địa phương sẽ thể hiện quan điểm đối với việc tiếp cận nguồn vốn vay nước ngoài trong bối cảnh nợ công tăng cao; Đồng thời, chia sẻ chiến lược, định hướng tài trợ của AFD tại Việt Nam. Trong số các đối tác phát triển của AFD, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu được thụ hưởng các khoản tài trợ của AFD. Trong 25 năm có mặt tại Việt Nam, AFD đã tài trợ với tổng vốn ODA cam kết đạt khoảng 1,9 tỷ EUR cho 84 dự án, với cam kết hàng duy trì ở mức 200 triệu Euro/năm. Một trong chiến lược hoạt động của AFD tại Việt Nam thời gian tới là hướng tới cho vay chính quyền địa phương để đầu tư phát triển gắn với thích ứng và chống biến đổi khí hậu.

Qua Hội thảo này, AFD hy vọng sẽ xây dựng một cơ chế trao đổi thông tin hàng năm giữa Bộ Tài chính và AFD về khả năng vay nợ của các Tỉnh thụ hưởng để AFD có định hướng chuẩn bị dự án, tránh trường hợp AFD mất nhiều công sức, chi phí để chuẩn bị dự án tại các địa phương nhưng các địa phương này không còn hạn mức vay hoặc không đủ khả năng vay nợ.

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Thang 6\21.6 Hoi thao Cục QLN\Ông Fabit.JPG

Ông Fabrice Richy - Giám đốc AFD tại Việt Nam

Dự kiến, sau Hội thảo này, AFD đề xuất hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Tài chính để đánh giá việc triển khai Nghị định số 97/2018/NĐ-CP, đặc biệt tác động của Nghị định đối với việc vay nợ nước ngoài của chính quyền địa phương. Ngoài ra, Cục QLN&TCĐN cũng đang trao đổi với AFD về khả năng hỗ trợ Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ địa phương. Sau khi có xác nhận chính thức của AFD, Cục QLN&TCĐN sẽ báo cáo Bộ về việc triển khai các hoạt động này.

Các địa phương quan tâm có thể hiểu rõ hơn chính sách tài trợ của AFD để có định hướng huy động vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển của địa phương.

Cần có quy chế phối hợp giữa 2 Bộ

Chia sẻ tại Hội thảo, nhiều đại biểu tại các tỉnh cho biết, nguồn vốn ODA thường được địa phương dùng để thực hiện các chương trình kiên cố kênh mương, phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng…

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng phòng Tổng hợp Sở Tài chính Hà Tĩnh chia sẻ thêm, hạn mức dư nợ vay năm 2019 của tỉnh là 1.030 tỷ đồng. Tính đến 31/5/2019, dư nợ vay của tỉnh là 474 tỷ đồng chưa vượt hạn mức dư nợ vay năm. Trong số đó, vay từ ngân hàng VDB, ODA để thực hiện các chương trình kiên cố kênh mương, phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, dự án năng lượng nông thôn 2 (REII và REII mở rộng).

P:\Nam 2019\2. TIN BAI\PHONG BAO CHI\5. Ta Vu Thu Hang\Thang 6\21.6 Hoi thao Cục QLN\A Tuan So TC Ha Tinh.JPG

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Trưởng phòng Tổng hợp Sở Tài chính Hà Tĩnh

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tuấn vẫn còn một số tồn tại như: một số dự án đã được ký kết nhưng đến nay vẫn chưa được giao kế hoạch vốn nguồn cấp phát để triển khai thực hiện. Việc giao kế hoạch vốn chậm sẽ dẫn đến tiếp tục tình trạng không giải ngân được do thủ tục kéo dài. Mặt khác, các dự án này đã được Bộ Tài chính giao dự toán nguồn vốn vay lại nhưng không thể giải ngân vì không được giao kế hoạch vốn cấp phát

Do đó, cần sớm xây dựng công cụ hỗ trợ việc quản lý vốn vay và trả nợ thống nhất trên toàn quốc. Vừa qua, các địa phương trả chậm gốc và lãi vay; trong đó, có Hà Tĩnh là do 2 nguyên nhân chính dự án không được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để trả nợ; chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước bị động về thông tin trả nợ…

Nhiều đại biểu cũng đề nghị cần ban hành quy chế phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thống nhất giao nguồn cấp phát và nguồn vay lại để việc giải ngân nguồn vốn vay đảm bảo thời gian, tiến độ giải ngân theo quy định. Ngoài ra, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu quy trình rút gọn thời gian quá trình rút vốn từ Nhà tài trợ, giải ngân cho các dự án.

Theo Kim Chung/https://www.mof.gov.vn/

 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 279


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 774824

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71002139