20:15 EDT Thứ năm, 27/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN: Giải pháp cơ bản nhất

Thứ sáu - 12/07/2019 06:43
KTNT Cho đến thời điểm này, Việt Nam ta đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) với các quốc gia và khu vực kinh tế. Đã có 12 hiệp định đi vào thực hiện.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN: Giải pháp cơ bản nhất

Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN: Giải pháp cơ bản nhất

Đây là cơ hội để nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt hội nhập thế giới, tạo nên sự phát triển cho doanh nghiệp và đất nước.

Việc ký các FTA là hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Lợi ích của việc ký kết và thực thi các FTA rất rõ ràng, vừa tăng sản lượng, mặt hàng và giá trị xuất khẩu, vừa kéo đầu tư FDI chất lượng cao cho nền kinh tế còn thiếu vốn và công nghệ hiện đại, vừa giải quyết việc làm, mở rộng đô thị và công nghiệp, nâng cao kỹ năng người lao động, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,.. tạo cơ sở để chúng ta sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng, trở thành nước công nghiệp phát triển, Dân giàu, Nước mạnh mà Đảng đã đề ra.

Nói vậy không có nghĩa việc tham gia các FTA chỉ có thuận lợi. Bởi bạn giảm thuế, mở cửa thị trường thì ta cũng phải giảm thuế, mở cửa thị trường. Do đó, bên nào tận dụng được cơ hội bên đó sẽ giành chiến thắng, thậm chí thắng luôn trên “sân khách”.

Trên cơ sở nhìn thẳng vào thực tế thấy năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm của ta so với nhiều đối tác còn có khoảng cách không nhỏ, thậm chí có thể nói, năng lực cạnh tranh thể chế cũng còn thấp. Đặc biệt là cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân có nhiều nhưng chủ yếu do doanh nghiệp của ta chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ nên vừa thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, quản trị chưa tốt. Thêm nữa là, điều kiện kinh doanh của ta vừa rườm rà, vừa làm tăng chi phí cho doanh nghiệp…

Về điều này, tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương tháng 6 (ngày 4/7 vừa qua), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình việc cắt giảm điều kiện kinh doanh theo Nghị quyết của Chính phủ chưa có bước tiến thực chất, nhiều điều kiện kiểm tra chuyên ngành còn bất cập, gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp. “Tình trạng nói hay, làm dở, làm chậm, trách nhiệm thấp, kể cả chuyển lòng vòng, rồi cấp dưới kêu ca, người dân chờ đợi vẫn còn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, các bộ ngành đã có chuyển biến trong cắt giảm điều kiện kinh doanh nhưng chưa đủ, chưa thực chất, chưa cùng nhịp đập với doanh nghiệp. Lo ngại nhất của chúng tôi vẫn là giấy phép con và điều kiện kinh doanh.

Để có thể tận dụng cơ hội từ các con đường lớn, đường cao tốc mà các FTA thế hệ mới mang lại, Chính phủ cần xây dựng thể chế phù hợp, quyết liệt cắt giảm điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép con cháu chắt, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm, cùng nhịp đập với doanh nghiệp để doanh nghiệp nội lớn lên. Có vậy cỗ xe kinh tế Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng mới đáp ứng đủ tiêu chí kỹ thuật để chạy tốc độ cao. Chỉ khi cộng đồng doanh nghiệp trong nước đủ mạnh chúng ta mới có thể cạnh tranh sòng phẳng và khi đó cụm từ “cùng thắng” mới có ý nghĩa.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp Việt, để hàng Việt đến được tay người tiêu dùng các thị trường đã ký FTA với chúng ta, các doanh nghiệp cần có tư duy toàn diện hơn, nhất là trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy, chiến tranh thương mại lan rộng. Theo đó, doanh nghiệp cần sớm tái cấu trúc quy trình sản xuất và công nghệ để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất để có giá thành phù hợp. Đồng thời sớm xây dựng hệ thống phòng ngừa rủi ro, nhất là xóa bỏ gian lận xuất xứ.

Không chỉ vậy, cộng đồng doanh nghiệp Việt cần đặc biệt quan tâm đến thị trường nội địa với gần 100 triệu người. Nếu mất mặt trận này thì dù có thắng ở đâu đó cũng chẳng có ý nghĩa gì.

Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt thành công hay không phụ thuộc vào sự cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con cháu chắt và cải cách thủ tục hành chính của các bộ ngành.

Theo Thanh Hiền/https://kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 107


Hôm nayHôm nay : 55723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1754266

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63836488