04:04 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Thứ tư - 23/08/2017 05:45
Những ngày này, tại chợ Đồng Bành (huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) tấp nập cảnh mua bán. Hàng nghìn người trồng na từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... mang quả thu hoạch được tập trung về đây. Thương lái từ khắp các tỉnh miền Bắc về tận nơi thu mua từ từng người bán rồi mang ra điểm tập kết đóng hàng chuyển đi.

Ông Đoàn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết, với việc sản xuất theo các mô hình Vietgap, GlobalGap, an toàn vệ sinh thực phẩm năng suất, chất lượng sản phẩm na được tăng lên. Năm nay, sản lượng na Chi Lăng đạt mức kỷ lục 15.000 tấn. Bên cạnh đó, đã tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Do đó, thị trường tiêu thụ được mở rộng và đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Hiện giá bán na dao động từ 40-60 nghìn đồng/kg, tùy chất lượng quả, cao hơn từ 20 - 30 nghìn đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái.

Người dân thu mua na chuẩn bị mang ra chợ bán

Đã từ lâu, cây na là “cây giảm nghèo, làm giàu” ở huyện Chi Lăng, diện tích trồng na mỗi năm đều tăng, hiện đã đạt 1.500 ha. Đặc biệt, số diện tích trồng na đạt tiêu chuẩn an toàn tăng rất nhanh, từ 10 ha năm 2015 đến nay đã có 90 ha được chứng nhận sản xuất Vietgap và gần 1.000 ha khác đăng ký kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tư duy sản xuất của đa số người trồng na Chi Lăng đã có nhiều đổi mới. Trong vụ na 2017, bà con tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Nhiều vườn đã chuyển sang sử dụng các loại phân, thuốc sinh học theo hướng hữu cơ. Việc sản xuất theo hướng hữu cơ, không những tốt cho sức khỏe con người, tốt cho đất, cho cây mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm bởi tính an toàn, ông Sơn cho biết thêm.

Chi Lăng cũng là nơi Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc chọn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap) trên cây na đầu tiên của cả nước. Trong vụ thử nghiệm năm 2017, 5 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap đã đạt 80% và trong mùa na tới phấn đấu đạt 100% yêu cầu nhập khẩu của thị trường khó tính Úc. Một tín hiệu rất khả quan cho đặc sản na Chi Lăng.

Đây cũng là bước tiến rất nhanh trong thay đổi tư duy sản xuất của cán bộ và nhân dân huyện Chi Lăng. Đó cũng là kết quả bước đầu của việc bảo vệ và phát huy chứng nhận nhãn hiệu na Chi Lăng đã được nhà nước bảo vệ năm 2011. Trái to đẹp, vị ngọt mát, hạt nhỏ, cùi dày, na Chi Lăng đã được ghi danh trong Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam, năm 2017 được tôn vinh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”.

Từ chỗ chỉ bán ở ngoài đường và các chợ truyền thống, na Chi Lăng với tem nhãn bảo hộ độc quyền được bán ở nhiều siêu thị lớn, các cửa hàng trái cây cao cấp trong nước.

Năm 2017, thêm nhiều DN được UBND huyện Chi Lăng mời về vùng trồng na để bao tiêu sản phẩm. Ngay từ đầu năm, tại lễ phát động sản xuất na an toàn, huyện đã tổ chức cho các DN ký biên bản ghi nhớ tiêu thụ cho bà con. Trong đó Công ty đầu tư xây dựng CTM cam kết thành lập chuỗi tổ hợp tác sản xuất na an toàn xã Chi Lăng. Vào vụ thu hoạch, tại điểm thu mua na an toàn của xã Chi Lăng, công ty tổ chức thu mua 2 đợt/ngày, thực hiện cam kết bao tiêu 100% sản lượng tại 10 ha na đã có chứng nhận VietGap, cũng như ở các vườn đã được DN này đầu tư phân bón sinh học.

Năm nay, nhiều chủ vườn trong vùng trồng na VietGap đã sử dụng loại hộp đựng, tem nhãn do huyện hỗ trợ mẫu thiết kế và đăng ký bảo hộ ở Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Nông dân và DN phân phối đều rất tâm đắc với mẫu bao bì đẹp, chắc chắn giúp nâng cao giá trị trái na đặc sản.

Ông Đoàn Thanh Sơn chia sẻ, để phát huy hơn nữa thương hiệu na Chi Lăng, huyện sẽ không tăng thêm diện tích trồng na mà duy trì ở 1.500 ha. Tuy nhiên, sẽ đầu tư theo chiều sâu. Theo đó, huyện đang tập trung vận động nông dân sản xuất theo các tiêu chuẩn Vietgap và Globalgap. Đồng thời, tích cực phối hợp với các DN mở rộng chuỗi kết nối tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các tổ chức, nghiên cứu để nghiên cứu bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Có thể thấy, những năm gần đây, Lạng Sơn đã chú trọng xúc tiến tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng nhằm quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ bền vững. Giá trị thương hiệu tự nhiên của na Chi Lăng đã và đang được nâng cao nhờ sự nỗ lực của chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt là việc xúc tiến đưa quả na xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.

“Chúng tôi mong muốn sự kết nối của các DN, tổ chức để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định đối với mặt hàng nông sản địa phương. Đồng thời, mong muốn các bộ ngành trung ương hỗ trợ để cho sản phẩm na Chi Lăng được thương thảo và đưa vào danh mục hàng hóa nhập khẩu”, ông Sơn nói.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, ngoài những mặt hàng đã được phía Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch, hiện Bộ NN&PTNT cũng đang rà soát các thủ tục để tiếp tục đề nghị phía Trung Quốc giải quyết mở cửa nhập khẩu một số mặt hàng như na, măng cụt… tạo thuận lợi cho các DN thực hiện trao đổi thương mại mua bán thông qua chính ngạch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 30771

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 350474

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73397445