19:39 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nền tảng cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập kinh tế số

Chủ nhật - 26/11/2017 00:40
Tại buổi tọa đàm “Internet - Nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” vừa được Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức tại Hà Nội, các đại biểu đều nhấn mạnh, trong thời gian tới, ngành internet, nội dung số sẽ là “trận chiến cuối cùng” cho các doanh nghiệp Việt Nam.

10 năm tới internet sẽ vượt xa tầm ảnh hưởng của nội dung số

Tại buổi tọa đàm, ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam nhớ lại, khi ông tới một đơn vị bộ đội kết nghĩa cách Hà Nội khoảng 60km thấy rằng những tờ báo, tạp chí của Thông tấn xã Việt Nam được chuyển tới đây đã muộn một tuần so với ngày ra báo. Thế nhưng giờ đây, với sự bùng nổ của internet, chỉ cần một vài phút, thông tin đã có thể lan tỏa đến với mọi người. Chính điều này đã làm thay đổi cách tiếp cận của độc giả, cách tác nghiệp của báo chí và sự thay đổi này xảy ra mạnh mẽ trong vòng từ 3 đến 5 năm trở lại đây.

 
Các đại biểu tham dự tọa đàm  

Sự bùng nổ của internet cũng khiến báo chí toàn cầu gặp khó khăn. Nguồn thu trước đây từ quảng cáo giờ đã rơi vào tay của Google, Facebook. Một thống kê chỉ ra rằng, có tới 85% chi phí mới cho kỹ thuật số đều rơi vào tay của hai “ông lớn” này và phần còn lại dành cho... báo chí. Đây chính là một trong những thách thức vô cùng lớn mà báo chí buộc phải vượt qua.

Chia sẻ về tương lai internet 10-20 năm nữa, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG nói, 10 năm tới internet sẽ vượt xa tầm ảnh hưởng của nội dung số. Ngành nội dung chiếm 1-2% GDP trong khi cơ cấu còn lại khoảng 50% là dịch vụ thương mại, y tế, ngân hàng... Người đứng đầu VNG cũng cho rằng, nói đến nội dung số là nói đến internet. Cho nên trận chiến nội dung số đã đánh xong rồi. Sắp tới là của các ngành mới, cụ thể như Uber, Grab là những trận chiến rất nóng hổi.

“Chúng ta phải chấp nhận thực tế là hiện internet Việt Nam và thế giới không có ranh giới nào, trong tương lai cũng vậy sẽ chỉ còn khái niệm sân chơi internet chung cho các doanh nghiệp. Phải chấp nhận thực tế có cạnh tranh, sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài, nhưng cơ hội cho chúng ta cũng là rất lớn”, ông Lê Hồng Minh nói.

Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng Giám đốc công ty VCCorp cho rằng, cuộc chiến sắp tới giữa doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài là nội dung số. Theo ông Tân, nội dung số trong nước chiếm khoảng 45-50% thị phần với doanh thu ước tính khoảng 1 tỷ USD/năm. Đây là mảng cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp trong nước có lợi thế hơn. 

Hiện các nước phát triển cũng chưa có giải pháp để kiểm soát Facebook, Google, Amazon, Alibaba mà  đang đi tìm cách. Nhưng đừng quá lo về các vấn đề đó. Vì Việt Nam có lợi là đi sau, thế giới có gì sẽ học hỏi thêm. Điều quan trọng nhất là tiếp tục tháo gỡ, bỏ nhiều rào cản cho doanh nghiệp nói chung và internet nói riêng. Càng nhiều rào cản thì càng phải làm, ông Lê Hồng Minh chia sẻ thêm.

 
Ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.  

Tạo điều kiện để DN trong nước bình đẳng với DN nước ngoài

Theo ông Tân ước lượng, ngành nội dung số đang có khoảng 10.000 lao động làm việc và khoảng 10.000 người là cộng tác viên. Trong tương lai 10-20 năm nữa, Việt Nam sẽ có khoảng 500.000 đến 1 triệu nhân sự. Nội dung số là mảng cực kỳ quan trọng, doanh nghiệp Việt Nam tương đối mạnh, có lợi thế địa phương mà không phải dễ dàng doanh nghiệp nước ngoài tiến vào được. 

Đây là mảng cực kỳ quan trọng, chúng ta có chủ quyền, doanh nghiệp Việt Nam mạnh, có lợi thế địa phương mà không phải dễ dàng doanh nghiệp xuyên biên giới nước ngoài tiến vào được. Tuy đây là lãnh địa cuối cùng nhưng có cơ sở để doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia cuộc chơi. Nhìn xa hơn, DN các nước vào mình được thì cũng có nghĩa ngược lại, chúng ta có thể tiến vào thị trường của họ. Bài học nhìn từ Trung Quốc như Tencent, Alibaba. Alibaba có tham vọng sang tận Mỹ chứ không chỉ ở Đông Nam Á hay châu Phi.

Về thách thức của nội dung số đối với báo chí truyền thống, công nghệ truyền thông và sắp tới chúng ta cần phải thay đổi những gì để có thể tận dụng cơ hội từ nội dung số? Ông Lê Quốc Minh nhận định, cuộc chiến với tin tức giả trong tương lai sẽ còn rất quyết liệt. Do đó, cần phải nâng cao nhận thức người dùng, cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt chẽ các nhà mạng... Ngoài ra, cơ quan truyền thông phải chủ động thẩm định thông tin. Đặc biệt, cần ngồi lại với nhau để chia sẻ, cùng bán quảng cáo thay vì quảng cáo chạy sang Google, Facebook. Đồng thời cần có liên minh để bảo vệ bản quyền trên báo chí. Thời điểm này không ngồi lại thì sẽ khó mà chống đỡ được các đợt sóng lớn từ doanh nghiệp nước ngoài.

 
Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG phát biểu tại tọa đàm.  

Bày tỏ quan điểm DN Việt Nam đang không được cạnh tranh bình đẳng, sòng phẳng với các DN nước ngoài, ông Lê Hồng Minh chia sẻ: “Internet ngoài mở cửa còn có khái niệm khác là thay đổi mô hình kinh doanh. Internet phát triển rất nhanh vì vậy các quy định quản lý chưa kịp và muốn cũng không quản lý được nên DN cứ thực hiện ý tưởng của mình trước sau đó sẽ làm theo quy định đưa ra. Doanh nghiệp trong nước cần mạnh dạn tiến ra nước ngoài một cách bền vững. Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các lĩnh vực mới để tìm kiếm thị trường lớn hơn. Cùng lúc, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần ngồi lại đưa ra nhận thức chung để tìm ra giải pháp tháo bỏ rào cản để cùng phát triển.

Sau khi lắng nghe những quan điểm của các DN và khách mời tham dự tọa đàm,  Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: “Chính phủ đã giao Bộ TT&TT tìm cách đưa ra những chính sách cởi mở hơn, không cấm DN nước ngoài hoạt động ở Việt Nam nhưng phải tạo chính sách để tạo bình đẳng giữa DN trong nước với DN nước ngoài”.

Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn cho biết, hiện nay có những chính sách gần như bảo hộ ngược cho DN nước ngoài, như có các gói cước rất rẻ dành cho người nước ngoài, như các DN nước ngoài đặt đặt máy chủ server miễn phí, trong khi đó DN trong nước đặt máy chủ thì phải thuê mất tiền, chịu sự quản lý chặt chẽ hơn. Nên chăng chúng tôi đang nghĩ đến cách là tạo điều kiện cho các DN trong nước được bình đẳng như các DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Quan điểm chúng tôi hiện nay như vậy.

Theo Bài, ảnh: VĂN PHONG/qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 383


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 995903

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71223218