07:19 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngăn chặn khai thác trái phép, khuyến khích mở rộng nuôi trồng biển

Thứ tư - 23/10/2019 10:53
(Chinhphu.vn) - Phát biểu khi đi kiểm tra hiện trường và làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang sáng 23/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về khai thác IUU khẳng định sẽ kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt phi pháp, đồng thời khuyến khích, mở rộng nuôi trồng biển một cách bền vững.
Phó Thủ tướng đi thực tế tại cảng cá Tắc Cậu xã Bình An, huyện Châu Thành. Đây là cảng cá có quy mô lớn nhất trong các cảng cá của tỉnh - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Phó Thủ tướng đi thực tế tại cảng cá Tắc Cậu xã Bình An, huyện Châu Thành. Đây là cảng cá có quy mô lớn nhất trong các cảng cá của tỉnh - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về chống khai thác IUU, ghi nhận, biểu dương những kết quả nổi bật của tỉnh Kiên Giang thời gian qua. Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành và chính quyền các cấp đã vào cuộc rất quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nghiêm 4 khuyến cáo của EC.

Đặc biệt, Kiên Giang và các địa phương đã dồn lực tập trung khắc phục 4 nhóm khuyến nghị của EC.

UBND tỉnh Kiên Giang, các địa phương vùng ĐBSCL đã xây dựng kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị về nội dung này, tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ.

Kết quả rõ nét nhất là việc đã ngăn chặn được tình trạng tàu cá xâm phạm ngư trường các quốc gia, quốc đảo Nam Thái Bình Dương; đồng thời cơ bản ngăn chặn, giảm thiểu được tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Việc gắn thiết bị theo dõi, quản lý tàu cá trên biển và tại cảng, truy xuất nguồn gốc hải sản… được triển khai thực hiện tốt.

Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác thăm một hộ nuôi cá lồng bè trên biển thuộc xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương. Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

“Qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các đồng chí, có thể thấy các đồng chí đã có rất nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tôi đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành phố ven biển trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU”, Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, vẫn còn một số nhiệm vụ, công việc đề ra thực hiện chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC.

Kiên Giang và một số địa phương chưa ngăn chặn được tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở các nước trong khu vực. Công tác giám sát tàu cá hoạt động trên biển tuy bước đầu được triển khai nhưng chưa có chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi về chất. Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác triển khai chưa được thực hiện đồng bộ, kịp thời và đạt độ tin cậy. Việc áp dụng chế tài xử lý các hành vi khai thác IUU chưa nghiêm, chưa triệt để….

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nguyên nhân khách quan là do nguồn lợi hải sản trên vùng biển của ta ngày càng suy giảm, trong khi đó năng lực khai thác của người dân vượt quá quy mô nguồn lợi hải sản. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan, quan trọng hơn, là các giải pháp để tuyên truyền, vận động, hạn chế, ngăn chặn của các bộ, ngành, địa phương chưa hiệu quả.

Sau khi nghe báo cáo phân tích tình hình hiện nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải hành động nhanh chóng, quyết liệt hơn nữa, tuân thủ nghiêm túc những khuyến cáo của EC để sớm tháo gỡ “thẻ vàng”. Đặc biệt, không để tình hình xấu hơn, khiến EC đưa ra “thẻ đỏ” với thủy, hải sản Việt Nam.

“Nếu tình huống này xảy ra, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành khai thác, chế biến thuỷ sản nói riêng, toàn ngành nông nghiệp và cả nền kinh tế nước ta”, Phó Thủ tướng nhận định và yêu cầu: “Chúng ta cần hành động một cách nhanh chóng, quyết liệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác triển khai ngăn chặn, loại bỏ hoạt động khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC đối với Việt Nam”.

 

Phó Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang - Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Chuẩn bị kỹ các nội dung làm việc với đoàn thanh tra EC

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các Chỉ thị, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo để ngăn chặn, loại bỏ khai thác IUU.

Trước mắt, phải chuẩn bị thật kỹ cho việc tiếp đón, làm việc với Đoàn thanh tra của EC dự kiến sang Việt Nam vào đầu tháng 11 tới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ: Công thương, Ngoại giao chủ động bám sát chương trình, kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra của EC tại Việt Nam để chỉ đạo, hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố ven biển chuẩn bị đón tiếp và làm việc đạt kết quả tốt.

UBND tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành phố ven biển trên cơ sở Kế hoạch tổng thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đón tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của EC khẩn trương xây dựng nội dung, kịch bản chi tiết, bố trí các điều kiện cần thiết để tiếp đón và làm việc với Đoàn thanh tra của EC kiểm tra tại địa phương theo yêu cầu.

Chấm dứt tình trạng vi phạm

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, yêu cầu đặt ra là không bị EC rút “thẻ đỏ”, tháo gỡ “thẻ vàng”. “Muốn vậy, trước hết phải hành động nhanh chóng, quyết liệt, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái phép ở nước ngoài”, Phó Thủ tướng nói.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động, tổ chức lực lượng trên hiện trường.

Ảnh: VGP/Đoàn Bắc

Trước đó, báo cáo tại cuộc làm việc, Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng khẳng định Bộ Quốc phòng sẽ triển khai các giải pháp tổng thể ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, sẽ tăng cường lực lượng, phối hợp chặt với các địa phương để bảo đảm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm trước ngày 31/10/2019, tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm trước ngày 31/12/2019.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác nắm tình hình, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm có dấu hiệu môi giới, móc nối của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố ven biển cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển, kịp thời trao đổi thông tin và xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá vi phạm.

“Chính quyền các cấp phải vào cuộc quyết liệt, Chủ tịch UBND chịu trách nhiệm chính về việc ngăn chặn tình trạng vi phạm các quy định khai thác hải sản”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Các bộ, ngành, địa phương phải rất tích cực, chủ động, phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện cho bằng được nhiệm vụ đặt ra, chấm dứt tình trạng vi phạm quy định khai thác hải sản”.

Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng

Khẳng định những nhiệm vụ nhằm khắc phục “thẻ vàng” của EC là cấp bách, phải nỗ lực để sớm khắc phục triệt để, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, về lâu dài, phải tái cơ cấu lại ngành thủy sản Việt Nam. “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chỉ đạo các địa phương ven biển tập trung tái cơ cấu ngành thủy sản. Trong đó, quy hoạch, xác định rõ nguồn lợi thủy hải sản để tổ chức khai thác hợp lý; từ đó kế hoạch hóa đầu tư, phát triển hạ tầng; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản”, Phó Thủ tướng nói.

Cùng với đó, cần đẩy mạnh nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là phát triển mạnh ngành nuôi trồng trên biển, xác định các mô hình, cách làm hay, phù hợp, hiệu quả. 

“Hiện nay, năng lực khai thác hải sản quá lớn, vượt quá khả năng tái tạo của nguồn lợi thủy sản. Không thể phát triển ngành thủy sản nếu chỉ dựa vào khai thác”, Phó Thủ tướng nói.

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược biển Việt Nam. Cần sớm đưa ra được chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam bền vững theo hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác, từ đó tăng năng suất, hiệu quả.

Để làm được việc này, phải tính toán rất kỹ. Một mặt nuôi trồng truyền thống, một mặt phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp dựa trên kinh nghiệm, công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới; gắn nuôi trồng với mở rộng thị trường cho thủy sản Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, mô hình nuôi cá trên biển tại xã đảo Hòn Nghệ - Phú Quốc, nơi người dân tổ chức nuôi cá lồng bè trên biển đạt hiệu quả kinh tế cao là rất phù hợp, cần được nghiên cứu, mở rộng.

Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với tỉnh Kiên Giang, các địa phương ven biển sớm nghiên cứu, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của ngư dân trong việc chuyển đổi từ khai thác sang nuôi trồng, từ đó có các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp, đặc biệt thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển lĩnh vực này.

Xuân Tuyến/Chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 222

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 221


Hôm nayHôm nay : 35175

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 941666

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72624375