Nếu không có gì thay đổi, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thực có hiệu lực vào đầu năm 2019. Cơ hội và thách thức từ CPTPP đối với doanh nghiệp và các bộ ban ngành đã trở nên gần hơn bao giờ hết.
Đây là điều mà các bên liên quan có mặt tại Hội thảo "CPTPP: Các cam kết cơ bản – Những lưu ý cho doanh nghiệp" được tổ chức sáng nay tại VCCI
Trong đó, ngành chăn nuôi được cho là bị tác động nhiều nhất. Theo ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, nếu 2-3 năm trước khi nhắc đến TPP giờ là CPTPP, các doanh nghiệp rất lo sợ vì khi thịt bò, gà, lợn của các nước thành viên trong CPTPP tràn vào không cạnh tranh nổi.
“Nhưng giờ thì bình tĩnh hơn vì tin vì họ đã có sự chuẩn bị tốt hơn và chắc chắn sẽ tồn tại được”, ông Trúc nói.
Hiện tại ngành chăn nuôi đang cần giải quyết hai vấn đề: Giảm giá thành và tạo vùng an toàn tránh dịch bệnh. Trong đó, giảm giá thành rất quan trọng với sản phẩm thịt lợn, gà vì ở Việt Nam vẫn còn giá thành cao, khó cạnh tranh với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Tuy nhiên, nói về lợi thế, Việt Nam có lợi thế chăn nuôi nhiều sản phẩm tươi, nhất là người tiêu dùng nông thôn vẫn chưa quen với sản phẩm đông lạnh, họ cần có thời gian chuyển biến nhận thức, nhu cầu… Đó là thị trường ngách cho các doanh nghiệp trong nước.
Riêng sản phẩm gà công nghiệp, doanh nghiệp trong nước chưa thể cạnh tranh với gà Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc thì cạnh tranh sản phẩm gà đặc sản địa phương.
doanh nghiệp trong nước chưa thể cạnh tranh với gà Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc ở phân khúc gà công nghiệp |
Theo ông Trúc, do gà thả vườn vẫn chiếm ưu thế trong tiêu dùng ở Việt Nam và là ưu thế cạnh tranh quan trọng trong sản phẩm gia cầm hiện nay. Được biết, mục tiêu đến năm 2020 tổng đàn gà ở Việt Nam đạt 300 triệu con, trong đó gà công nghiệp chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thịt xẻ các loại; Sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả.
Đồng ý với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay đừng nghĩ sân chơi chỉ trong nước. Hãy xuất khẩu mạnh, vào những phân khúc có khả năng cạnh tranh.
Điển hình cho câu chuyện này là Vinamilk đầu tư một nông trường chăn nuôi bò sữa ở New Zealand, quốc gia hiện xuất khẩu sữa nguyên liệu và thành phẩm nhiều nhất vào thị trường Việt Nam. Hay Bầu Đức nuôi bê rồi chuyển sang phát triển cây ăn trái. Việt Nam đang phát triển du lịch, ẩm thực gắn với đặc sản vùng miền…
Liên quan đến vấn đề cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngành chăn nuôi trong nước. Trưởng đoàn đàm phán CPTPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, ngành này đã nằm yên trong sự bao bọc của nhà nước nhiều năm. Các chuyên gia đàm phán của Việt Nam coi đó thánh địa Việt Nam. Ngày trước mỗi khi đàm phán các Hiệp định thương mại tự do, các chuyên gia đàm phán không bao giờ động đến thịt lợn, thịt gà, trừ khi đối tác không có ngành đó.
Nhưng riêng CPTPP lần đầu tiên đồng ý đưa mức thuế trong lĩnh vực này về 0%. “Đã đến lúc có chút sức ép đối với đồng bào mình, thay đổi cách làm ăn cạnh tranh. Thái Lan họ cạnh tranh được thịt gà mạnh thế, không cớ gì mình không cạnh tranh nổi”, ông Khánh nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn