06:50 EST Thứ hai, 13/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành chăn nuôi trước ngưỡng hội nhập - Kỳ 1: Sân chơi đầy nghiệt ngã

Thứ bảy - 29/08/2015 03:28
Nếu hội nhập trải “thảm đỏ” cho ngành thủy sản, dệt may… thì ngành chăn nuôi trong nước lại đang “lạc nhịp” trước bối cảnh này. Thay vì chủ động khai thác lợi thế, ngành chăn nuôi đang rơi vào tình trạng bị động, đối phó.
 
Tuy được coi là ngành lớn thứ 2 trong nông nghiệp nhưng chăn nuôi lại bị coi là ngành kém cạnh tranh và không bền vững

Thua ngay trên sân nhà
 
Chăn nuôi là ngành lớn thứ 2 trong nông nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau trồng trọt. Tuy nhiên, nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Những tồn tại của ngành chăn nuôi trong nước thể hiện ở chỗ quy mô sản xuất nhỏ, lệ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu giống và thức ăn, dịch bệnh phổ biến, vệ sinh giết mổ và vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế…
 
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định: Bức tranh xấu của ngành chăn nuôi đã thấy rõ, chúng ta khó có thể cạnh tranh với Mỹ, EU… vì nông nghiệp của họ hiện đại từ con giống đến khi thu hoạch, mọi quy trình đều chặt chẽ. Như vậy, với thực trạng còn tụt hậu như hiện nay, chăn nuôi trong nước không thể cạnh tranh được với sản phẩm ngoại nhập.
 
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã nhập khoảng 66.000 ngàn tấn thịt các loại, tăng 53% so với năm 2014. Trong đó, thịt gà chiếm hơn 80% tổng sản lượng nhập khẩu. Thịt bò nhập khẩu tuy ít hơn, nhưng dự kiến năm 2015 kim ngạch sẽ đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 50 triệu so với năm 2014, với khối lượng khoảng 39.000 tấn, tăng 20-25% so với cùng kỳ.
 
Đáng nói hơn, lượng thịt bò, thịt lợn nhập khẩu từ EU vào Việt Nam đang tăng nhanh chóng, đến 70 lần chỉ sau 2 năm. Nếu như năm2012, Việt Nam chỉ nhập khẩu khoảng 1.000 tấn thịt từ EU, con số này đã tăng vọt lên 71.000 tấn trong năm 2014. Cũng trong 3 nămqua, nhập khẩu thịt heo tươi đông lạnh từ khu vực EU vào Việt Nam đã tăng gấp 7,5 lần, đạt hơn 6.100 tấn. EU đã đặt mục tiêu gia tăng sản lượng thịt xuất khẩu vào Việt Nam lên 5% trong năm 2015.
 
Trên thực tế, những “ông lớn” của ngành chăn nuôi thế giới đang lên kế hoạch tăng tốc chiếm lĩnh thị trường thịt Việt Nam, đặc biệt, từ sau tháng 5/2015, Bộ NN&PTNT đã cho phép 106 doanh nghiệp, đơn vị chế biến sản phẩm chăn nuôi, gia súc, gia cầm đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam.
 
Ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Thanh Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam thừa nhận: Chúng tôi đã đầu tư nuôi hơn 20.000 con gà, nhưng vừa qua đã phải bỏ nghề chăn nuôi gà thịt. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi khác cũng có nguy cơ bị “đóng cửa” vì thịt ngoại rẻ hơn. Thị phần của các doanh nghiệp nội địa nắm giữ sẽ ngày càng thấp, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khả năng sẽ “khống chế” thị trường.
 
Gian nan xuất khẩu
 
Bộ NN&PTNT đã xác định 5 sản phẩm chăn nuôi mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu gồm thịt lợn, trứng vịt muối, sản phẩm sữa, mật ong và thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trung bình mỗi năm, Việt Nam cũng chỉ xuất khẩu được khoảng 25 ngàn tấn thịt lợn và chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, không ổn định. Bởi, để xuất khẩu được số lượng lớn và sang các thị trường “khó tính”, ngành chăn nuôi trong nước khó lòng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng ngặt nghèo từ phía nước nhập khẩu.
 
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi dẫn ra ví dụ: Phía Nga đã từng cử một phái đoàn sang kiểm tra các trang trại chăn nuôi của Việt Nam với ý định nhập khẩu thịt sang Nga, nhưng các doanh nghiệp trong nước đã không thể đáp ứng và vừa qua, họ đã ký hợp đồng nhập khẩu thịt lợn của Thái Lan với số lượng rất lớn.  
 
“Cản trở lớn khiến thịt Việt Nam chưa thể xuất khẩu sang các thị trường các nước trên còn do chúng ta chưa ký kết Hiệp định hợp tác về thú y và kiểm dịch động vật với các nước này. Vì vậy, dưới góc độ Bộ NN&PTNT, chúng tôi cho rằng cần phải nhanh chóng gỡ bỏ vướng mắc này”, ông Chinh nhấn mạnh.
 
Đại diện Công ty TNHH VietFarm cho biết: Chúng tôi có tiếp xúc với một số khách hàng tại Hồng Kông nhưng tiêu chuẩn rất gắt gao. Chẳng hạn, trứng xuất khẩu phải lấy từ các trang trại được kiểm soát dịch bệnh và hàng loạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xuất khẩu sang Nhật cũng tương tự, cũng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sinh học, không có dư lượng kháng sinh trong trứng.
 
Theo Cục chăn nuôi: Sản phẩm thịt nhập khẩu đang chiếm trên 10% thị trường. Trong đó, các địa phương nhập khẩu nhiều nhất là TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
 
Kỳ 2: Lên “dây cót” cho mục tiêu lớn
 
Quỳnh Nga – Lan Anh (Báo Công Thương)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170


Hôm nayHôm nay : 42323

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531023

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73577994