14:36 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành thủy sản nỗ lực phấn đấu sản xuất trong những tháng cuối năm

Thứ hai - 18/07/2016 06:13
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 6 tháng đầu năm 2016, tuy phải đối mặt với khó khăn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản do hạn hán, xâm nhập mặn; sự cố môi trường xảy ra ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, ngành thủy sản vẫn duy trì được kết quả sản xuất tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, để đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm 2016, ngành thủy sản phải rất nỗ lực trong những tháng còn lại.

Dù vậy, để đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm 2016, ngành thủy sản phải rất nỗ lực trong những tháng còn lại.

Cụ thể, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt trên 3,1 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác đạt trên 1,5 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng đạt gần 1,6 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tính đến ngày 15/6 đạt gần 2,8 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2015, tổng sản lượng tăng 1,7%, sản lượng khai thác tăng 2,9%, sản lượng nuôi trồng tương đương cùng kỳ; giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 4,6%.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng phản ánh kết quả tương tự với mức tăng 1,1% với giá trị đạt 85.753 tỷ đồng; giá trị sản xuất trong khai thác thủy sản tăng 3% và giá trị sản xuất trong nuôi trồng bằng 99,6% cùng kỳ.

Trên lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, những tháng đầu năm, các địa phương đã phát triển nuôi tôm sú – tôm thẻ với cơ cấu hợp lý, đồng thời tăng mạnh nuôi sinh thái (tôm – rừng ngập mặn, tôm – lúa) ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, tôm sú có diện tích nuôi khá ổn định với khoảng 554.000 ha, chiếm 89,3% diện tích nuôi tôm nước lợ của vùng, tương đương 86,7% của cả nước.

Cùng với đó, 6 tháng đầu năm 2016, diện tích thả nuôi cá tra đạt 3.200 ha, tương đương cùng kỳ 2015 và đạt 62,7% kế hoạch năm. Sản lượng đạt 525,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ.

Về khai thác thủy sản, trước hiện tượng cá chết bất thường từ ngày 6/4/2016 tại vùng ven bờ các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng Tổng cục đã tổ chức đoàn công tác liên ngành khảo sát thực địa tại vùng biển 4 tỉnh để tổng hợp thông tin, lấy mẫu, tiến hành phân tích để đánh giá hiện tượng và tìm nguyên nhân. Đồng thời, Tổng cục đã kịp thời tham mưu cho Bộ có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất khai thác hải sản tại 4 tỉnh; phối hợp với các tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại do sự cố môi trường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ NN&PTNT.

Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, những tháng đầu năm 2016, ngành thủy sản tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng khối tàu xa bờ theo công suất, cơ cấu nghề nghiệp làm cơ sở để đề xuất giải pháp điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu phù hợp với định hướng phát triển khai thác thủy sản. Đồng thời, tham mưu Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hướng dẫn ngư dân sản xuất theo các mô hình liên kết như tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá. Việc tổ chức lại sản xuất trên biển theo hướng liên kết các tàu cá khai thác thành các tổ, đội sản xuất bước đầu đã thu hút được đông đảo ngư dân tham gia.

Những tháng đầu năm 2016, ngành thủy sản ghi nhận được những kết quả đáng kể, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại đang làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả và bền vững trong sản xuất thủy sản. Điều này có thể kể đến trong nuôi trồng thủy sản, việc áp dụng biện pháp ương giống chưa được thực hiện rộng rãi để sẵn sàng trước khi thả nuôi khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, nguồn nước; cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi thâm canh chưa đảm bảo (thiếu điện lưới và hạ tầng thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản tập trung).

Thêm nữa là hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản còn thiếu; quản lý, kiểm soát thức ăn bổ sung, kháng sinh, chất xử lý cải tạo môi trường ao nuôi chưa sâu theo bản chất chất lượng mà vẫn quản lý theo danh mục.

Công tác quản lý phòng chống dịch bệnh thú y thủy sản tại các địa phương bị phân khúc từ khâu phòng bệnh và chống bệnh làm giảm hiệu quả nuôi trồng; công tác quan trắc và cảnh báo dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các đối tượng chủ lực tại các vùng trọng điểm chưa được đầu tư thích đáng.

Trên lĩnh vực khai thác thủy sản, hiện nay, thông tin, số liệu đầu vào phục vụ công tác quản lý nghề cá còn thiếu và chưa thống nhất. Lao động khai thác thủy sản còn thiếu và tỷ lệ chưa được đào tạo còn cao; hoạt động khai thác và bảo quản nguyên liệu chậm được ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời còn thiếu chính sách chuyển đổi cơ cấu tàu, nghề ven bờ và tổ chức tàu đi khai thác.

Theo dự báo, những tháng cuối năm 2016, bên cạnh những thuận lợi, sản xuất thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với những bất lợi khó lường về khí hậu, dịch bệnh, tác động tiêu cực của môi trường biển, cạnh tranh của các nước sản xuất thủy sản, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của ngành trong năm 2016 (tổng sản lượng thủy sản đạt 6,65 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,6 tỷ USD) cũng như thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành, trong những tháng cuối năm, ngành thủy sản tiếp tục nỗ lực sản xuất trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác thủy sản, chế biến,...Trong đó, về nuôi trồng thủy sản, ngành tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nuôi các đối tượng chủ lực tôm nước lợ, cá tra, rô phi, nhuyễn thể (thực hiện khung lịch mùa vụ, các giải pháp kỹ thuật, tổ chức lại sản xuất, kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào,...). Đồng thời đề xuất xây dựng Chương trình phát triển nuôi tôm nước lợ với nhiệm vụ trọng tâm là đề án chọn tạo tôm giống chất lượng cao, cải thiện năng suất, sản lượng và giá trị vùng nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến.

Cùng với đó, tập trung thực hiện nhiệm vụ, tìm kiếm giải pháp và chỉ đạo 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất nuôi trồng thủy sản để góp phần ổn định kinh tế và phát triển kinh tế, xã hội. Hiện nay, Tổng cục đang tiếp tục xây dựng và tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách khôi phục, phát triển sản xuất thủy sản và ổn định đời sống ngư dân tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Trước vấn đề an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của xã hội, những tháng cuối năm 2016, ngành tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào và an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản, trọng tâm là kiểm soát sử dụng kháng sinh, chất cấm trong nuôi trồng thủy sản.

Về khai thác thủy sản, tiếp tục tham mưu, hướng dẫn triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 89/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó, triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển khai thác xa bờ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến 2030. Tập trung tăng cường năng lực đăng ký, đăng kiểm tàu cá; xây dựng quy hoạch cơ sở đóng sửa tàu thuyền phục vụ hiện đại hóa tàu cá. Tăng cường quản lý đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình Nông thôn mới theo chỉ đạo của Bộ, ngành thủy sản chú trọng xây dựng mô hình nông thôn về thủy sản tại xã nghèo ven biển; tiếp tục phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng tổ, đội sản xuất trên biển, nghiệp đoàn thủy sản.

Để phát triển mối quan hệ hợp tác thương mại với các đối tác trên thị trường thế giới, ngành thủy sản tiếp tục triển khai thực hiện nội dung các thỏa ước, thỏa thuận và Hiệp định đã ký kết, đồng thời đàm phán các thỏa thuận, Hiệp định trong lĩnh vực thủy sản như Hiệp định đối tác chiến lược kinh tế xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do với Hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), FTA Việt Nam – EU, WTO,...Cùng với đó, thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm kết hợp đàm phán song phương nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để tăng cường năng lực và triển khai các nhiệm vụ của ngành.

Nguồn: dangcongsan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thủy sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 24277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 43126

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73090097