03:22 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghĩa Minh (Nghĩa Đàn): Đồng thuận, quyết tâm cao để về đích NTM

Chủ nhật - 20/11/2016 21:41
Xã Nghĩa Minh nằm cách trung tâm huyện Nghĩa Đàn khoảng 20 km về phía Bắc. Với lợi thế có Quốc lộ 15A và Tỉnh lộ 598 đi qua, Nghĩa Minh có nhiều thuận lợi trong kết nối, giao lưu, phát triển kinh tế với các xã trong huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.

Bên cạnh đó, Nghĩa Minh có dân số trên 3.700 người (trong đó có 36% là bà con dân tộc thiểu số), diện tích đất tự nhiên rộng 1.250 ha (trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 1/2 diện tích), nên có tiềm năng về phát triển kinh tế nông nghiệp và các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn...

Mô hình trồng cam của người dân xóm 9, xã Nghĩa Minh (Nghĩa Đàn).
Mô hình trồng cam của người dân xóm 9, xã Nghĩa Minh (Nghĩa Đàn).

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), xã Nghĩa Minh gặp nhiều khó khăn do xuất phát điểm về cơ sở hạ tầng kinh tế thấp. Vì vậy, khi mới triển khai chương trình này (năm 2011), Đảng bộ và chính quyền xã Nghĩa Minh đã đặt mục tiêu đến năm 2020 mới về đích. Bí thư Đảng ủy xã Cao Thanh Tùng cho hay: “Đề ra lộ trình như vậy, nhưng trong quá trình thực hiện, xã được các cấp, ngành và người dân quan tâm, ủng hộ tích cực. Chính vì vậy sau khi rà soát, Ban chấp hành Đảng bộ xã đã bàn bạc, thảo luận điều chỉnh mục tiêu để có thể về đích sớm hơn”.

Để thực hiện mục tiêu điều chỉnh, với phương châm “người dân vừa là người thực hiện và là người hưởng thụ”, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt. Cùng với tuyên truyền tạo sự đồng thuận, từ đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, xã tính toán dồn sức để có lộ trình thực hiện phù hợp. Chuyển động mạnh từ năm 2013, sau đó năm 2015 tăng tốc để về đích. Đến nay, sau 5 năm tranh thủ lồng ghép và đầu tư có trọng điểm, Nghĩa Minh đã hoàn thành mục tiêu đề ra và đến tháng 5/2016 được công nhận về đích.

Là xã thuần nông và cách đây chưa lâu, 6/8 xóm của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và thời điểm bắt tay xây dựng NTM chỉ mới có 6/19 tiêu chí đạt, nên việc đạt chuẩn NTM vào thời điểm này đã là một kết quả rất đáng ghi nhận. Hiện nay, không chỉ hạ tầng kỹ thuật được đầu tư cơ bản, diện mạo nông thôn đang từng bước thay đổi mà những nhân tố, điều kiện để nâng cao thu nhập đời sống người dân ở Nghĩa Minh đang hiện thực rõ.

Để phát triển hệ thống giao thông thủy lợi, xã đã đầu tư gần 40 tỷ đồng để nhựa hóa, kiên cố trên 18 km đường giao thông và các công trình thủy lợi thiết yếu trên địa bàn. Mặc dù có thuận lợi là xã được sự đầu tư khá lớn từ các dự án lồng ghép nhưng đây là lần đầu tiên, xã huy động được số tiền lớn (gần 9 tỷ đồng) để làm hạ tầng nông thôn. Ông Trương Ngọc Đức - xóm trưởng xóm 1 cho hay: xóm 1 cách xa trung tâm xã gần 3 km, có 135 hộ/642 nhân khẩu, trong đó 70% là người dân tộc Thổ, đời sống người dân chưa khá giả gì, thời gian đầu mới triển khai vận động cũng thấy ái ngại.

Tuy nhiên, qua vận động, người dân thấy được đây là cơ hội để xóm có đường bê tông, đi lại thuận tiện hơn, nên ai cũng đồng lòng cố gắng. Nhờ vậy, ngoài đóng góp 746.000 đồng/khẩu, người dân trong xóm còn bỏ 1.600 công để làm mới 2,2 km đường. Tiếp theo xóm 1 và xóm 5, xóm 4, xóm 7 và xóm 9 cùng tích cực vào cuộc, chỉ trong vòng 4 tháng, xã nhận gần 2.000 tấn xi măng để làm được trên 18 km đường bê tông. 

Bê tông hóa đường nông thôn ở xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn. Ảnh tư liệu
Bê tông hóa đường nông thôn ở xã Nghĩa Minh. Ảnh tư liệu

Song song  với đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, xã cũng tích cực rà soát, củng cố các tiêu chí về thiết chế văn hóa, giáo dục và y tế. Trong vòng 5 năm, xã đầu tư trên 22 tỷ đồng để nâng cấp các phòng học, nhà văn hóa các xóm, trạm y tế và xây dựng, hoàn chỉnh các hạng mục thiết chế văn hóa tại trung tâm xã. Nhờ vậy, đến nay ngoài điểm Trường THCS (chung với xã Nghĩa Hồng) được đầu tư tương đối để đảm bảo điều kiện dạy và học, 2/2 trường học và Trạm y tế của xã đều đạt chuẩn Quốc gia từ khá sớm; các thiết chế văn hóa trung tâm xã được đầu tư khang trang, sạch đẹp.

Với nhận thức sâu sắc về mục đích của xây dựng NTM, cốt lõi là nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm ổn định để người dân có thu nhập. Vì vậy, cùng với việc tổ chức nhiều đợt tập huấn, tham quan học hỏi các mô hình sản xuất cây, con ở các xã bạn lân cận và các địa phương có điều kiện tương đương, xã có các cơ chế, khuyến khích người dân khai thác lợi thế đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; tích cực vay vốn từ các chương trình tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo để phát triển kinh tế và các mô hình sản xuất. Mặc dù là xã nông nghiệp và sự giao lưu hàng hóa còn khiêm tốn, nhưng số dư nợ vay để phát triển kinh tế đã có chuyển biến tích cực.

Ngoài dư nợ vay xóa đói giảm nghèo hơn 5 tỷ đồng hàng năm, trên địa bàn đã có hàng trăm lượt hộ kinh doanh vay vốn hàng chục tỷ đồng để phát triển sản xuất. Song song với việc khôi phục và phát triển nghề sản xuất mật mía (xã đang xây dựng để trở thành làng nghề truyền thống), thúc đẩy nghề làm cơ khí xây dựng, xã đã triển khai các mô hình sản xuất cây con, khai thác thế mạnh đất đai như cây mía và các cây trồng có múi khác như chanh đào, quýt, bưởi PQ; chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung... 

Với những chuyển biến sôi động trên, chỉ trong vòng 5 năm lại đây, bình quân thu nhập của người dân Nghĩa Minh tăng từ 12 triệu đồng lên gần 19 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm từ 26% xuống còn 6,1%; xã không còn nhà dân cư thuộc diện tạm bợ và dột nát; 84% nhà ở dân cư đạt tiêu chí “3 cứng” theo quy định.

Ông Vũ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Minh chia sẻ: một trong những thách thức lớn của xây dựng NTM ở Nghĩa Minh là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian qua, nhờ được tham gia các lớp tập huấn, học hỏi mô hình và nỗ lực vươn lên của người dân, trên địa bàn đã có các mô hình cây, con đầu tiên đầy hứa hẹn.

Nghĩa Minh có lợi thế về đất đai và thời gian qua xã đã làm tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân thông qua các đợt tham quan học hỏi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức chăm sóc cây con... Tuy nhiên, để người dân mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất lớn, rất cần sự vào cuộc, tiếp sức của Nhà nước, nhà khoa học và các doanh nghiệp thì người dân mới yên tâm đầu tư, sản xuất lớn; đồng thời khai thác hiệu quả thế mạnh đất đai, tạo ra việc làm và tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân./.

Nguyễn Hải
Nguồn: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 28981

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 348684

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73395655