05:32 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngỡ ngàng với trang trại cây trái châu Âu giữa thành phố sương mù

Thứ tư - 02/05/2018 20:49
Trang trại sạch Biofresh có diện tích 2,5ha, nằm bên bờ hồ Than Thở, thuộc phường 8, thành phố Đà Lạt. Ở đó trồng hơn 100 loại cây ăn trái thuộc họ Berry (Berries) và họ hoa hồng.

Từ giống cây đến phân bón, chế phẩm sinh học đều nhập từ châu Âu, quy trình kỹ thuật theo chuẩn châu Âu. Vì thế, trái cây có thể hái ăn ngay tại vườn mà không cần rửa.  

"Tay ngang" làm nông nghiệp sạch

Chủ nhân của trang trại Biofresh Đà Lạt là ông Nghiêm Văn Minh, sinh năm 1955, Việt kiều Pháp và vợ là chị Nguyễn Bích Thủy. Mặc dù, có thể kiếm rất nhiều tiền từ các công việc khác từ chuyên môn ngành phần mềm của ông Minh, hoặc ngành quản lý nhà hàng khách sạn của chị Thủy, nhưng họ lại dấn thân vào cái nghề mà mình chẳng có chút “vốn liếng” kiến thức ban đầu nào về nó, đó là nông nghiệp công nghệ cao.

Chị Nguyễn Bích Thủy và những trái dâu vừa hái

Bởi thế, khi gặp chị Thủy, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ban đầu nghe chị nói chuyện, tôi cứ đinh ninh rằng chị phải là một kỹ sư nông nghiệp được đào tạo ở châu Âu. Nhưng không phải, chị học chuyên ngành quản lý khách sạn, nhà hàng, và chỉ mới “bén duyên” với nông nghiệp khoảng 10 năm nay. Vừa dẫn tôi đi tham quan trang trại, giới thiệu hàng chục loại cây trồng khác nhau, thao thao bất tuyệt về tập tính, kỹ thuật chăm sóc từng loại cây. Tôi thực sự nể về vốn kiến thức, niềm đam mê cây của chị.

“Lý do anh chị đầu tư làm nông nghiệp sạch là gì?”, tôi hỏi. Chị Thủy đáp: “Chồng tôi vốn là kỹ sư phần mềm, sống tại Pháp mấy chục năm. Những năm gần đây, anh hay về Việt Nam. Sau vài lần lên Đà Lạt, chúng tôi thấy nhiều loại trái cây thuộc họ hoa hồng (Rosaceae) và họ Berry được coi là đặc sản của thành phố du lịch này như dâu tây, mâm xôi, hồng… nhưng chất lượng thua xa trái cùng loại ở Pháp, thấy tiếc cho bà con trồng các loại cây đặc sản này. Chúng tôi muốn xây dựng tại Đà Lạt mô hình canh tác nông nghiệp công nghệ cao theo kiểu Pháp. Quan trọng hơn là muốn góp sức gây dựng niềm tin và quyết tâm sản xuất sản phẩm sạch, chất lượng tốt trước hết cho chính nhu cầu, sức khỏe của người Việt Nam và sau đó là xuất khẩu ra thế giới”.

“Cả anh và chị đều không học chuyên ngành nông nghiệp, vậy…?”, tôi hỏi tiếp. Chị cười, hỏi lại: “Anh hỏi về kiến thức chứ gì? Nãy giờ anh nghe tôi nói về cây trồng, về mọi thứ liên quan, anh thấy tôi có kiến thức về cây không? Và thực tế trang trại anh đã tham quan, sản phẩm anh đã ăn thử, anh thấy thế nào? Cái gì cũng vậy, chỉ cần chịu khó học hỏi, thì sẽ biết thôi”.

19-01-13_nh_3
Chị Thủy giới thiệu một nhà trồng dâu thử nghiệm loại kính che công nghệ mới, chống nóng

Một trong những yếu tố giúp Biofresh Farm thành công là anh Minh có những người bạn Pháp, đều là chuyên gia trong ngành nông nghiệp, làm việc tại nông trại giống diện tích đến 300ha, đây là một trong số những nông trang lớn nhất và lâu đời nhất nước Pháp. Ở đó tập trung hàng ngàn loại trái cây tốt nhất, có giá trị dinh dưỡng cao nhất trên thế giới. Trong đó có khoảng 800 loại thuộc họ berry và 1.000 loại họ hoa hồng (Rosaceae) như: Acai Berry, cherry, blueberry (việt quất), cranberry (nam việt quất), chokeberry, raspberry (quả mâm xôi hay phúc bồn tử), táo, dâu tây… Nhờ đó, toàn bộ hơn 100 loại cây trồng của Biofresh hiện nay đều nhập từ châu Âu.  

Mong có nhiều nông dân cùng làm

Chị Thủy cho biết, khó khăn lớn khi bắt tay vào làm không phải là kỹ thuật, chăm sóc, mà là vấn đề giống, phân bón. “Quan điểm của tôi là đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn mua một số thương hiệu phân bón nước ngoài được đóng gói tại Việt Nam với giá khá cao, nhưng không hiểu sao chất lượng dâu vẫn không đạt, nhanh mềm và không để được lâu, ăn không ngon”, chị nói.

Sau nhiều lần thử nghiệm thất bại, vợ chồng chị phải mời bạn bè là những kỹ sư nông nghiệp hàng đầu từ Pháp, Hà Lan sang khảo sát. Rồi ông Minh lấy mẫu đất, nước, cây và trái dâu… gửi sang Pháp nhờ các chuyên gia phân tích. Kết quả phân tích cho thấy, đất trồng không còn “sạch”, các loại phân, nước cũng có vấn đề.

Quyết tâm cho ra những sản phẩm ưng ý, vợ chồng ông Minh lại bỏ ra một số tiền “khủng” để nhập giá thể, công nghệ tưới từ châu Âu và đặt hàng một công ty nước ngoài sản xuất loại phân bón riêng theo yêu cầu. Hiện nay, Biofresh là trang trại đầu tiên trồng dâu tây… trên trời. Tức trồng trong giá thể, treo thành hàng trên cao, cách mặt đất hơn 1m, có thể nâng, hạ độ cao theo quy trình chăm sóc, thu hoạch.

Sung Mỹ là một trong số hơn 100 loại cây đã trồng thử nghiệm thành công tại Biofresh Farm

“Tôi ăn dâu tây nước ngoài nhiều nên cảm nhận rõ là dâu tây của Biofresh chưa bằng, nhưng chất lượng cao hơn, khác hoàn toàn dâu Đà Lạt”.

Chị Thủy cho biết, sản lượng dâu tây của trang trại hiện khoảng 30 tấn/năm, doanh thu khoảng hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nói về việc thu hồi vốn và lãi, chị cho biết, với số vốn đầu tư đã lên đến 30 tỷ đồng, và hiện trang trại vẫn đang tiếp tục đầu tư cho công nghệ mới, nghiên cứu trồng thử nghiệm nhiều giống cây mới, không dễ thu hồi vốn trong vài vụ, vài năm.

“Nhưng doanh thu của Biofresh đang tăng dần”, chị Thuỷ nói. Hiện nay, ngoài gần chục giống dâu tây Pháp, Biofresh Farm còn có hơn 100 loại giống cây trồng khác có xuất xứ châu Âu, đang trong giai đoạn thử nghiệm như sung, ổi, việt quất, phúc bồn tử, chà là, các loại hoa hồng…

Hiện nay, ngoài dâu tây bán tươi tại trang trại cho khách du lịch, cung cấp cho các nhà hàng lớn ở Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội… vợ chồng ông Minh còn đầu tư một nhà máy với công nghệ chế biến dâu tây hiện đại của Hà Lan ngay tại Đà Lạt, sau đó mời chuyên gia hàng đầu về dâu tây từ Hà Lan và Pháp đến giúp đỡ để xây dựng thương hiệu dâu tây Mara des bois, loại dâu tây thơm ngon nhất nước Pháp.

19-01-13_nh_519-01-13_nh_6
Chị Thủy cho biết, sau khi sử dụng toàn bộ phân bón, chế phẩm nhập từ nước ngoài, hơn chục loại hoa hồng trồng thử nghiệm tại trang trại phát triển cực tốt

Nói về những dự dịnh trong tương lai gần, chị Thủy cho biết: “Nhu cầu thị trường đối với quả dâu tây rất lớn. Như tại Pháp, diện tích trồng dâu lên đến hơn 100.000ha, nhưng cũng chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước cho hơn 60 triệu dân. Hiện nay, sản lượng dâu tây của ta còn quá ít, đặc biệt là sản phẩm sạch, nên ở phân khúc thị trường cao cấp, vẫn phải nhập dâu tây của nước ngoài. Ngoài đối tác Pháp, Hà Lan, sẵn sàng nhập sản phẩm của Biofresh, một số đối tác nước ngoài khác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản... cũng đã tìm đến đặt hàng Biofresh Farm với khối lượng lớn, nhưng chưa thể đáp ứng. Cho nên, nếu muốn xuất khẩu, thì phải tăng diện tích lên gấp hàng chục lần hiện nay. Ngoài ra, một mục tiêu được vợ chồng ông Minh đặt ra ngay từ khi làm trang trại, đó là liên kết với các hộ nông dân trồng dâu tây, dưa lưới, sau đó chuyển giao kỹ thuật cho họ. “Chúng tôi mong sẽ có nhiều nông dân cùng làm nông nghiệp sạch như thế này”, chị Thủy nói.

Theo vợ chồng ông Minh, nền nông nông nghiệp của ta còn quá lạc hậu, người nông dân phần lớn “tự bơi”, từ nghiên cứu, giống, chăm sóc đến đầu ra sản phẩm. Trong khi tại Pháp, mỗi khâu được tách riêng biệt và chuyên nghiệp hóa ở mức độ cao.

Ở nước ngoài, việc nhân giống là công việc của nhà khoa học, họ mất nhiều năm để có một giống mới. Nên bảo vệ giống rất nghiêm ngặt. Nông dân muốn có giống mới, ngoài số tiền bỏ ra, còn phải cam kết không tự nhân giống. Đổi lại, họ được đảm bảo về chất lượng giống và năng suất. Còn tại Việt Nam, việc này gần như bị thả nổi, nông dân thường sử dụng những giống cây không rõ nguồn gốc, khiến các thế hệ cây con yếu dần, phát sinh nhiều bệnh, năng suất thấp. Giống dâu Đà Lạt hiện cho năng suất và chất lượng thấp, nguyên nhân vì thoái hóa giống là một ví dụ.

PHÚC LẬP/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143


Hôm nayHôm nay : 24936

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 97065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73144036