23:35 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người Mông trồng rau VietGAP

Thứ ba - 07/05/2019 22:38
Khởi nghiệp bằng nghề trồng các loại rau truyền thống trên khoảng đất 1.000 m2, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, tháng 6/2016, Vàng A Sa được tham gia tập huấn dự án Cải thiện sinh kế thông qua phát triển các chuỗi giá trị rau và sau đó cùng với 2 người anh em lập ra tổ hợp tác trồng rau an toàn VietGAP.
Mô hình trồng rau an toàn ở Vân Hồ ngày càng thu hút nhiều hộ dân tham gia

Với điều kiện thời tiết, khí hậu mát mẻ, rất thích hợp cho sản xuất rau xanh các loại, vậy là từ một vụ mỗi năm hiện giờ tổ hợp tác sản xuất rau VietGAP của Vàng A Sa ở bản Bó Nhàng, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã nâng lên tới bốn vụ/năm. Hằng tuần, tổ hợp tác sản xuất rau sạch của anh chàng người Mông này đã  “đánh” được 3-4 chuyến xe tải cỡ 1,5- 2 tấn chở rau về thẳng siêu thị BigC ở thủ đô Hà Nội theo đơn đặt hàng cố định. Thu nhập của các hộ đồng bào Mông trồng rau sạch hiện giờ đã tăng gấp vài chục lần so với trước đây, quy mô tổ hợp tác đã thành hợp tác xã, số thành viên tăng lên gấp chục lần nhưng Vàng A Sa cho biết, anh chưa muốn dừng lại.

Vàng A Sa và thành viên tổ hợp tác rau VietGAP vận chuyển rau đi Hà Nội tiêu thụ

Dự án trồng rau VietGAP được Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) khởi xướng, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) đã giúp bà con dân tộc vùng cao ở Vân Hồ thích ứng với các phương pháp sản xuất, canh tác mới an toàn và cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Bà Đinh Thị Xoa (61 tuổi), một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia mô hình trồng rau an toàn ở địa phương cho biết, với diện tích đất canh tác ít ỏi vùng cao, từ việc trồng lúa một vụ năng suất thấp, năm 2016 bà đã đứng ra vận động nhiều chị em phụ nữ trong vùng chuyển đổi sang trồng cải bắp, su su, cà chua, dưa mèo, bí ngồi…

“Ngày mới làm theo VietGAP, phải thực hiện đúng quy trình ghi chép nhật kí đồng ruộng, ủ phân chuồng hoai mục rồi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và tuân thủ thời gian cách ly, chị em thấy cũng vất vả. Thậm chí nếu hộ nào làm sai, lập tức còn bị tổ thanh tra, giám sát nhắc nhở, cảnh báo không cho tham gia chuỗi sản xuất- tiêu thụ. Một vài vụ đầu chưa quen, rau sản xuất ra xấu, không đồng đều và hư hỏng nhiều, không tiêu thụ được thì bà con lúc đó cũng dao động, chán nản nhưng bây giờ thì mọi thứ đã tốt hơn nhiều rồi. Hiện tại, tổng diện tích rau VietGAP của hợp tác xã đã đạt quy mô 14,6ha và đang phấn đấu kết nạp thêm nhiều thành viên mới”, bà Xoa phấn khởi.

Việc ghi nhật kí đồng ruộng từng là thách thức với người nông dân

Kỹ sư Bùi Văn Tùng, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Tây Bắc, trực thuộc NOMAFSI cho hay, chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, dự án đã đem lại sự thay đổi về mặt kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và quan trọng là đã giúp được bà con nông dân thay đổi tư duy, làm quen với lối canh tác mới khoa học, hiện đại hơn. Hiện đang có thêm nhiều hộ nông dân trên địa bàn tham gia phát triển, mở rộng quy mô sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP bởi cộng đồng người Mông có đặc điểm rất gắn kết.

Nhờ những nỗ lực trong quá trình sản xuất, cuối năm 2016, hợp tác xã trồng rau an toàn Vân Hồ đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản tỉnh Sơn La cấp chứng nhận rau an toàn VietGAP. “Trước đây, nếu trồng lúa hoặc rau cả năm mới được một vụ, thu nhập chỉ được hơn 10 triệu đồng thì kể từ khi trồng rau, thu nhập của gia đình đã tăng  nhiều lần. Mỗi năm trừ chi phí gia đình tôi để ra được gần 100 triệu đồng. Chưa kể, ba anh em trong gia đình còn đóng góp tiền mua được chiếc xe vận tải trên 400 triệu đồng để chủ động chở rau đi Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh giao hàng theo hợp đồng”, anh Vàng A Sa cho biết.

ACIAR là một phần trong chương trình hợp tác phát triển quốc tế của Australia, có nhiệm vụ xây dựng các hệ thống nông nghiệp bền vững và năng suất hơn vì lợi ích của các quốc gia đang phát triển và Australia. ACIAR Việt Nam đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993.

 Dự án “Cải thiện sinh kế ở Myanma và Việt Nam thông qua chuỗi giá trị rau” tại Sơn La, đối tượng hưởng lợi là người dân tộc thiểu số và người dân địa phương. Dự án đã chứng minh tiềm năng kinh tế và mang lại thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân từ việc phát triển chuỗi giá trị rau an toàn.

Trong sáu tháng đầu năm 2018, 149 thành viên dự án tại 10 làng ở 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ đã sản xuất khoảng 286 tấn rau được chứng nhận an toàn trên 47ha đất. Nông dân trồng rau có thu nhập ròng trung bình 300 triệu đồng mỗi ha, trong khi cùng diện tích đối chứng đạt 120 triệu đồng trên mỗi ha ngoài dự án trong làng.

Theo Kim Long/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 35

Khách viếng thăm : 274


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1280367

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71507682