Một trong những tiền đề quan trọng để huyện Chương Mỹ đạt được kết quả trên là nguồn lực đầu tư lớn. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn lực huyện đã huy động để xây dựng NTM là 4.504 tỷ đồng.
Trong đó: Ngân sách Trung ương và TP hỗ trợ 1.548 tỷ đồng, ngân sách huyện 985 tỷ đồng, ngân sách xã 43,7 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp và xã hội hóa là 807 tỷ đồng. Đặc biệt, nhân dân địa phương đóng góp tới 1.120 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Nông dân xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) trên cánh đồng lúa hữu cơ. Ảnh: Khánh Nguyên
Đáng chú ý, huyện Chương Mỹ còn nhận được sự hỗ trợ của 6 quận nội thành: Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hoàng Mai và Hoàn Kiếm, với tổng số tiền trên 126 tỷ đồng. Từ nguồn hỗ trợ này, huyện đã đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, hiện đại.
Tiêu biểu như công trình nhà văn hóa thôn Quyết Tiến, xã Tiên Phương; nhà văn hóa thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú; nhà văn hóa trung tâm xã Thượng Vực...
Đến nay, huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, hình thành những vùng chuyên canh rộng lớn có tỷ lệ cơ giới hóa đạt 100% như: Mô hình điểm sản xuất lúa hữu cơ 5 ha bằng giống NSCD9 tại xã Quảng Bị; mô hình sản xuất và tiêu thụ bưởi hữu cơ theo chuỗi 15 ha tại các xã: Nam Phương Tiến, Hữu Văn; 300 ha lúa hàng hóa chất lượng cao tại 4 xã: Quảng Bị, Phú Nam An, Thượng Vực, Tân Tiến.
Ngoài ra, huyện cũng bố trí ngân sách hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải cho các trang trại chăn nuôi với quy mô 15.500 con lợn tại 2 xã Lam Điền, Đông Sơn... Nhờ đó, Chương Mỹ đã có sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị nông sản. Giá trị kinh tế trên một ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 43 triệu đồng.
Theo Thiên Ngân/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn