00:17 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nuôi tôm khát vốn

Thứ tư - 27/06/2012 22:35
Không chỉ đối mặt với dịch bệnh đang hoành hành, người nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long rất khát vốn để tái đầu tư sản xuất.

Mùa nuôi tôm chính vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức bắt đầu nhưng nông dân đang khát vốn trầm trọng. Mang giấy tờ nhà đất đến gõ cửa nhiều ngân hàng nhưng bà con chỉ được vay nhỏ giọt, thậm chí nhiều ngân hàng tạm ngừng cho khách hàng mới vay với lý do không cân đối được vốn. Còn những ao đã thả giống thì người nuôi đang chạy đôn chạy đáo kiếm tiền mua thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và phập phồng lo âu trước hiện tượng tôm chết hàng loạt.

   

Đến thời điểm này, tổng diện tích tôm chết trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã là hơn 9.000ha, ước thiệt hại lên đến 1.000 tỷ đồng. Theo Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể vay tối đa không cần thế chấp tài sản lên đến 50 triệu đồng. Tuy nhiên, bà con vẫn khó tiếp cận nguồn vốn từ chương trình này. Ông Lê Văn Nghệ ở ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải – Trà Vinh) cho biết: “Năm nay, ngay từ vụ đầu thả nuôi tôi đã bị thiệt hại 100%. Vốn đã cạn, ngân hàng lại ngại cho vay nên tôi không còn vốn để tái sản xuất”.

Tiếp xúc với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Duyên Hải cho biết: “Tôm nuôi từ 2 tháng tuổi trở lên thì ngân hàng cho vay, còn dưới 2 tháng tuổi hoặc bắt đầu thả giống thì chúng tôi không thể giải quyết”. Người nuôi tôm đã cạn vốn, đang rất cần tiền để tái sản xuất nhưng với tiêu chuẩn mà ngân hàng đặt ra thì cả huyện Duyên Hải chẳng ai vay được.

Hằng năm, Sóc Trăng thả nuôi gần 50.000ha tôm nước lợ, sản lượng đạt hơn 60.000 tấn. Tuy nhiên, năm 2011, tỉnh này bị thiệt hại hơn 70% diện tích tôm nước lợ. Ông Nguyễn Tấn Bửu, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Chúng tôi đã cơ cấu lại nợ để giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, số thiệt hại của bà con năm 2011 là trên 500 tỷ đồng, do đó chúng tôi đã gia hạn nợ đến hết vụ tôm năm 2012, đồng thời giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành thẩm định, rà soát để tiến hành cho vay bổ sung đối với những hộ nuôi tôm có đủ điều kiện theo quy định, đảm bảo trả được nợ cũ và nợ mới”. Ông Lê Thành Trí, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng khẳng định: “Chúng tôi và ngân hàng đang bàn biện pháp giúp người nuôi tôm tháo gỡ khó khăn về tín dụng. Vấn đề mua bảo hiểm nuôi tôm cũng là một giải pháp, làm cơ sở để ngân hàng đầu tư vốn được bảo lãnh”.

Ông Nguyễn Văn Độ, Chủ tịch Hội nông dân xã Hiệp Thạnh (Duyên Hải) nêu một nguy cơ đang hiện hữu: “Người nuôi tôm rất mong các bộ ngành có hướng giúp người dân trong việc vay vốn để tái sản xuất. Nếu bà con không vay được vốn thì tất cả ao tôm sẽ bỏ hoang”.\

Phương Nghi
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 26435

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 586705

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70814020