04:55 EDT Thứ hai, 20/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người trồng thanh long điêu đứng vì dịch cúm corona

Thứ hai - 03/02/2020 19:40
Do ảnh hưởng từ dịch cúm virus corona, hàng nghìn hộ trồng thanh long ở Long An, Tiền Giang, Bình Thuận đang điêu đứng vì giá xuống quá thấp nhưng tiêu thụ rất chậm.
nong-san-viet-un-u.jpg

 Giá thanh long thấp, bán chậm khiến người trồng điều đứng.

Giá giảm sâu

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra đang ảnh hưởng đến tiêu thụ mặt hàng thanh long ở nước ta. Giá đặt cọc trước tết Nguyên Đán Canh Tý đang từ 37.000 đồng trước tết, nay thương lái chỉ còn 5.000 đồng. Giá xuống thấp khiến người trồng thanh long ở Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) và Bình Thuận đứng ngồi không yên.

Theo người dân trồng thanh long cho biết, từ ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, khi thông tin về virus corona đang gây hoang mang chưa có dấu hiệu dừng lại, một số nhà kho đã ra thông báo dừng thu mua. Trong khi trước tết thương lái đặt cọc lên đến 37.000 đồng/kg loại 1, khi vừa bước sang năm mới đã được thương lái thông báo chỉ còn có thể thu mua với giá… 5.000 đồng/kg.

Ông Võ Trọng Nghĩa, nông dân trồng thanh long ở xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết, đợt này 3 công thanh long, ước đạt 4-5 tấn. Trước tết, thương lái vào đặt cọc 60 triệu đồng (tương đương 2 tấn thanh long) với giá thỏa thuận là 30.000đ/kg, khoảng rằm tháng giêng sẽ thu hoạch và trả nốt phần tiền còn lại.

Mới đây, thương lái đến xin chỉ trả thêm 20 triệu (tổng cộng 80 triệu) thay vì phải 120 triệu trở lên để mua thu hoạch thanh long với lý do thị trường Trung Quốc đang bị đóng băng bởi tác động của virus corona.

Cùng chịu cảnh tương tự, nhiều người dân trồng thanh long tại huyện Châu Thành, (Long An) dự kiến vào cuối tháng giêng sẽ thu hoạch nhưng đang lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì các tiểu thương không mua.

 

Chị Lê Thị Mỹ Tuyên, xã An Lục Long, (Châu Thành, Long An) tâm sư, tôi làm nghề mua bán thanh long đã hơn 10 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên gặp phải tình trạng này. Trước đó, chị đăng ký kho với giá 35.000 - 45.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ loại 1, loại 2 thì hiện nay, mức giá này lao dốc chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg.

Theo một số người trồng thanh long, hiện chi phí đầu tư từ lúc xông đèn cho đến khi thu hoạch đối với mỗi kg thanh long ruột đỏ hơn 10.000 đồng. Nhưng giá bán hiện nay đạt khoảng 5.000 đồng 1 kg, thậm chí nhiều vườn còn không có người đến thu mua. Do vậy, người trồng đang lâm vào cảnh khó khăn. Toàn huyện Châu Thành và một số huyện lân cận của tỉnh Long An còn khoảng 30.000 tấn thanh long ruột đỏ tới đợt thu hoạch nhưng chưa được thu mua.

Theo ông Nguyễn Đức Trí, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển cây thanh Bình Thuận ước tính, hiện nay lượng trái chín đang treo trên cây của cả tỉnh, cho đến cuối tháng 2, ước đạt khoảng 90.000 đến 100.000 tấn. Đáng lo ngại là hiện phía Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới, không thu mua, chưa biết đến khi nào thì hết dịch.

Tìm hướng đi mới

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An, cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp, Hiệp hội thanh long tỉnh Long An đã có họp bàn lại công tác thu mua. Tại Long An, trừ một nhà kho chuyên thu mua, xuất khẩu trực tiếp sang vùng Vũ Hán, (Trung Quốc), hiện kho đã dự trữ đầy, còn lại những nhà kho trong hiệp hội đã thống nhất sẽ cố gắng tiếp tục thu mua thanh long với mức giá giảm 10.000 đồng/kg.

Còn theo ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, sở đã có buổi làm việc với nhiều doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thanh long để tìm phương án ứng phó, nhằm bảo đảm đầu ra. Tình hình xuất khẩu thanh long vẫn đang chưa rõ ràng, do đó bà con nên bình tĩnh chờ các thông tin tiếp theo từ phía nhà nước, tránh để thương lái ép giá tận đáy.

 

Ông Đức cho biết thêm, sở cũng đang cố vận động bà con vùng chuyên canh thanh long nên tham gia vào các hợp đồng tiêu thụ ổn định, sẽ đỡ thiệt hại khi có những diễn biến thất thường. Thay vì cứ kiểu tiêu thụ nhỏ lẻ, gọi thương lái ngoài mỗi khi đến kỳ thu hoạch thì khi thị trường biến động rất dễ bị ép giá.

Còn theo ông Biện Tấn Tài, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, giải pháp dự trữ trái trong kho lạnh là không an toàn vì vừa tăng chi phí cho doanh nghiệp vừa rủi ro khi thiếu đầu ra. Cho nên phải tạm ngừng đánh trái ra trái vụ. Đối với lượng thanh long hiện nay, các doanh nghiệp và Hiệp hội thanh long kêu gọi tiêu thụ nội địa là giải pháp cấp bách nhất lúc này. Hiệp hội thanh long Bình Thuận kiến nghị nhà nước can thiệp để các trung tâm thương mại, siêu thị nội địa cả nước bán trái thanh long cho bà con.

Cũng theo ông Biện Tấn Tài cho biết, Sở Công thương sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch cắt giảm sản xuất thanh long. Mặt khác, phải khuyến cáo bà con sản xuất theo tiêu chuẩn thanh long sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP hay Global GAP, có xuất xứ hàng hóa để đạt tiêu chuẩn xuất đi các thị trường ngoài Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Huỳnh Cảnh, Phó chủ tịch Hiệp thanh long Bình Thuận cho rằng, phải thay đổi phương thức sản xuất thanh long truyền thống, thay vào đó là sản xuất thanh long có xuất xứ hàng hóa, đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Đây là vấn đề sống còn của người trồng thanh long. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc chế biến nước uống, sấy khô thanh long để xuất khẩu.
 

Theo: Hoàng Văn/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 291

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 44953

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1075266

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61397223