14:18 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhà nông có thu nhập khá sau khi học nghề

Thứ ba - 16/06/2015 22:46
Tại các xã nông thôn mới (NTM) của TP.HCM, chương trình dạy nghề cho nông dân đang được đẩy mạnh. Ước tính mỗi năm có hàng ngàn lượt người tham gia các lớp học để có kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất.

 

 

Một lớp dạy nghề trồng lan cho hội viên nông dân tại huyện Nhà Bè. Ảnh: N.H

Là một xã vùng xa của thành phố và đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng nhưng những năm qua xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) lại trở thành điểm sáng về dạy nghề cho lao động nông thôn. Thống kê của Hội Nông dân xã Hiệp Phước cho thấy, từ năm 2010 đến nay Hội Nông dân xã kết hợp với các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề cho 1.269 lượt người lao động địa phương. Bên cạnh đó, Hội cũng trực tiếp đào tạo nghề cho 48 học viên và liên kết đào tạo nghề cho hơn 120 học viên. “Hiện nay phần lớn lao động nông thôn muốn được dạy nghề để tìm kiếm công việc làm thêm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Vì vậy các lớp dạy nghề được mở với nhiều ngành nghề khác nhau, chất lượng cũng dần được nâng lên”- ông Trần Quang Vinh- Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Phước cho biết. 

Còn tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh từ năm 2011 đến nay mỗi năm đều phối hợp với trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân thành phố mở 1 lớp dạy nghề cho nông dân. Các lớp dạy nghề gồm chăm sóc lan, trồng mai vàng, kỹ thuật cắt tỉa cành và tạo dáng bonsai. Nhiều hộ tham gia các lớp học nghề về áp dụng thực tiễn có thu nhập từ 60 – 150 triệu đồng/năm như hộ ông Tiến Thủy, Kiều Tín Ngưỡng, Nguyễn Văn Thanh… 

Chia sẻ về kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy nghề cho nông dân, đại diện Hội Nông dân xã Tân Kiên cho biết, Hội đã triển khai đến các chi hội ấp khảo sát nhu cầu học nghề của nông dân. Từ đó mới gửi đề xuất lên Hội Nông dân huyện, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân thành phố để mở các lớp học nghề phù hợp với nhu cầu người dân và điều kiện địa phương. 

Theo thống kê của Hội Nông dân TP.HCM mỗi năm các cấp hội đều phối hợp với các ngành chức năng mở hơn 40 lớp dạy nghề cho nông dân với số lượng học viên lên đến hàng ngàn người. Ngoài các ngành nghề nông nghiệp, Hội kết hợp các ngành, địa phương còn mở nhiều lớp dạy nghề phi nông nghiệp.
Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 510


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 859177

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64845121