16:57 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình liên kết để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ hai - 25/07/2016 22:02
Thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ, NHNN ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong thời hạn 2 năm với nhiều cơ chế cho vay đặc thù...

Sau 2 năm thực hiện cho vay thí điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 5/3/2014 của Chính phủ về chương trình cho vay thí điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp (Nghị quyết 14), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết thực tế giải ngân đã vượt hơn 1.700 tỷ đồng so với cam kết cho vay ban đầu của các ngân hàng thương mại.

Theo Nghị quyết này, Chính phủ giao NHNN phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, ưu tiên cho các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cao và các mô hình liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.

Ảnh minh họa

Phương thức tín dụng mới, hiệu quả

Thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ, NHNN đã ban hành Quyết định số 1050/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp trong thời hạn 2 năm với nhiều cơ chế cho vay đặc thù như lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1- 1,5%/năm.

Đặc biệt, NHNN cho biết trong quá trình triển khai dự án, một số NHTM đã áp dụng mức lãi suất thấp hơn nữa để hỗ trợ dự án với lãi suất ngắn hạn là 5,4%/năm, trung và dài hạn là 9%/năm.

Những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ có thời gian vay trên 12 tháng (nhưng không quá 18 tháng), mỗi khâu (sản xuất, chế biến, tiêu thụ) đều dưới 12 tháng và khách hàng cam kết trả một phần nợ sau mỗi khâu của chuỗi thì NHTM xem xét áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn. Trường hợp khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo, NH có thể cho vay không tài sản đảm bảo trên cơ sở kiểm soát dòng tiền.

Căn cứ đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố, liên Bộ đã lựa chọn 28 DN tại 22 tỉnh, thành phố để thực hiện 31 dự án sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Các DN này là đại diện tiêu biểu cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp (lúa gạo, nuôi trồng chế biến thủy sản, đánh bắt thu mua chế biến và tiêu thụ thủy sản, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chè, rau an toàn, mía đường, sản xuất mủ cao su, lạc, tinh bột sắn, ngô).

Khi bắt đầu triển khai chương trình từ năm 2014, 8 NHTM cam kết tài trợ tín dụng cho 28 DN với số tiền hơn 5.627 tỷ đồng. Tới nay, các NHTM đã giải ngân cho vay 22/28 DN để thực hiện 22/31 dự án với số tiền 7.333,73 tỷ đồng, cao hơn mức cam kết 1.700 tỷ đồng do có 4 doanh nghiệp được liên bộ phê duyệt mở rộng quy mô sản xuất so với dự án ban đầu. Hiện dư nợ còn 915,84 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 807 tỷ đồng, dư nợ dài hạn là hơn 107 tỷ đồng.

Cụ thể, các NHTM đã giải ngân cho 10 dự án chuỗi liên kết sản xuất nông sản xuất khẩu đạt 5.767 tỷ đồng, chiếm 78,64% tổng số tiền giải ngân của Chương trình; giải ngân cho 11 dự án liên kết sản xuất nông sản đạt 1.462,05 tỷ đồng, chiếm 19,94% tổng số tiền giải ngân. Còn lại là 104,3 tỷ đồng giải ngân cho 1 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chiếm 1,42% tổng số vốn giải ngân.

NHNN cũng cho biết, trong 28 DN được phê duyệt tham gia chương trình thì 6 DN không vay vốn NH theo Chương trình, trong đó có 2 DN (Công ty CP Giống cây trồng Điện Biên, Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Lộc) muốn vay lãi suất thấp hơn của chương trình, 3 DN sử dụng vốn tự có và vay được USD có lãi suất thấp hơn của chương trình (Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, Công ty TNHH Việt Hưng, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông), 1 DN xin hoãn triển khai dự án để tập trung cho dự án khác (Công ty sữa TH). Ngoài ra, 1 DN (Tổng công ty Khoáng sản thương mại Hà Tĩnh) được phê duyệt 3 dự án nhưng 2 dự án chưa vay được vốn vì 1 dự án (trồng rau, củ quả trên đất cát) chưa cần vốn vay và 1 dự án (phát triển bò thịt chất lượng cao) bị NHTM từ chối cho vay do DN chưa chứng minh được tính khả thi và hiệu quả đầu tư dự án.

Đánh giá về chương trình thí điểm này, NHNN, các doanh nghiệp, NHTM và chính quyền các địa phương nhấn mạnh đã tạo điều kiện cho một số DN đầu mối thực hiện các mô hình liên kết, thúc đẩy xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho cả DN đầu mối, người nông dân và NHTM.

Cụ thể, với các NHTM đây là hình thức cho vay mới giúp NH kiểm soát dòng tiền tốt hơn thông qua cam kết của các bên trong chuỗi sản xuất và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Với DN đầu mối có điều kiện ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, được đảm bảo về nguồn vốn triển khai mô hình sản xuất với lãi suất hợp lý, tăng hiệu quả kinh tế.

Đối với các hộ nông dân khi tham gia sản xuất theo chuỗi được DN bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch với giá cả ổn định, được cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn thị trường, được tư vấn kỹ thuật nuôi trồng, hạn chế rủi ro dịch bệnh, thuận lợi hơn trong tiếp cận và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong nước và thế giới.

Trong hội nghị của NHNN đánh giá về việc thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ tổ chức hồi tháng 3/2016, lãnh đạo các DN tham gia chuỗi liên kết và lãnh đạo một số địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất nước cho biết nông dân cắt giảm chi phí sản xuất được từ 500 - 1.000 đồng/kg cá tra, cho thu nhập cao gấp 2 lần những hộ ngoài liên kết.

Đặc biệt, sự linh hoạt ở dự án là tất cả dòng tiền hoạt động trong chuỗi liên kết đều không sử dụng tiền mặt. Người dân không phải giữ tiền mặt mà được mở tài khoản, giao dịch qua NHTM để thanh toán tiền mua giống, mua thức ăn nuôi cá. Doanh nghiệp thanh toán tiền mua cá cho người dân qua tài khoản xuất khẩu thu tiền từ nước ngoài… 

NHNN nhấn mạnh vốn tín dụng đã góp phần hoàn thiện một số mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: Mô hình đầu tư chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu Antesco ở An Giang, mô hình liên kết dọc cá tra Tafishco ở An Giang, mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu cá tra của nhóm công ty Hùng Cá ở Đồng Tháp, mô hình liên kết sản xuất lúa của công ty TNHH Cường Tân ở Nam Định,…


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm mô hình sản xuất chè theo chuỗi ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát huy hiệu quả tín dụng

NHNN cho biết, việc triển khai thí điểm đã giúp cơ quan này có thêm cơ sở thực tiễn, đề xuất với Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp. Thực tế, một số DN thuộc chương trình thí điểm đã chuyển sang vay theo Nghị định 55 khi kết thúc thời gian thí điểm.

Tuy nhiên, NHNN lo ngại việc phá vỡ cam kết của các bên trong chuỗi sản xuất khi thực hiện cho vay theo Nghị định 55 này sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho đối tác liên kết và các NHTM; chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa đi vào cuộc sống không tạo ra sức hút DN đầu tư sản xuất theo chuỗi,…

Để thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp trong thời gian tới, mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu việc triển khai rộng rãi chính sách bảo hiểm nông nghiệp để tạo điều kiện cho ngân hàng, DN trong triển khai các dự án liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu và có giải pháp thúc đẩy việc ký kết và đảm bảo việc thực hiện hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất quy mô lớn nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, các DN, HTX tham gia vào chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo từ 70- 80% giá trị dự án.

Các trường hợp gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, chủ quan, bất khả kháng, NHTM xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng, đồng thời được xem xét khoanh nợ, thậm chí xóa nợ cho khách hàng khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 234350

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73281321