04:53 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Ninh Thuận

Thứ ba - 06/06/2017 23:27
Sau bảy năm tỉnh Ninh Thuận triển khai chương trình áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho các sản phẩm đặc thù như nho, táo, rau…, đến nay, vẫn còn nhiều nông dân ở những vùng đất có điều kiện tốt để làm nông nghiệp sạch e ngại mở rộng diện tích. Phần lớn bà con cho rằng, giá bán và đầu ra các sản phẩm sạch thiếu ổn định, chưa tương xứng mức đầu tư, công chăm sóc.
Nho thương hiệu Ba Mọi ở xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng ưa chuộng

Nho thương hiệu Ba Mọi ở xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng ưa chuộng

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận, tỉnh hiện có hơn 1.200 ha nho; khoảng 950 ha táo và khoảng 400 ha trồng rau xanh các loại, bình quân sản lượng thu hoạch hằng năm của từng loại sản phẩm từ 32 đến 35 nghìn tấn. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có hơn 300 ha trồng nho, táo, măng tây xanh và rau quả sản xuất theo hướng VietGAP.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Quang Thựu cho biết: Năm 2010, chương trình trồng nho sạch được triển khai thuộc dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học, bằng hình thức đầu tư các hợp phần như: quy hoạch vùng sản xuất an toàn; xây dựng kết cấu hạ tầng; chứng nhận sản phẩm an toàn… Đến nay, dự án đạt mục tiêu đề ra là tăng thu nhập, tăng việc làm cho nông dân; tạo sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

Để triển khai trồng nho an toàn tại TP Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Ninh Hải, Ninh Sơn… tỉnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ, dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học còn có nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân tham gia các nhóm liên kết sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn; hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn… Qua đó, đã thu hút được 31 nhóm liên kết, với 289 hộ tham gia, trồng 74 ha nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2015, Công ty cổ phần Chứng nhận Globalcert công bố kết quả đánh giá trong số 31 nhóm, có 28 nhóm liên kết, với hơn 66 ha được cấp Chứng nhận sản xuất nho VietGAP. Chương trình trồng rau an toàn triển khai vào năm 2009-2010 với vài héc-ta ban đầu tại xã An Hải, huyện Ninh Phước và phường Văn Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm, đến nay đã tăng hơn 200 ha.

Theo ông Nguyễn Văn Mọi, chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất và dịch vụ Ba Mọi, ở xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước), nếu so sánh tổng thể diện tích trồng và sản lượng nho hằng năm với nhu cầu thị trường trong nước, Ninh Thuận cần mở rộng thêm diện tích lên nhiều lần nữa mới đủ sản phẩm cung ứng. Hiện doanh nghiệp của ông rất nỗ lực nhưng cũng không đủ số lượng nho, táo để cung cấp cho siêu thị đặt hàng. Sản phẩm nho mang thương hiệu Ba Mọi đã tạo dựng được uy tín, chất lượng trên thị trường, vì quy trình chọn lọc, sơ chế… hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại. Nho xanh mang thương hiệu Ba Mọi có giá từ 50 đến 80 nghìn đồng/kg; nho đỏ từ 35 đến 50 nghìn đồng/kg tại vườn. Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết sản phẩm của nông dân vẫn bị tư thương ép giá, phải phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, không ổn định, do sản phẩm chưa đạt chuẩn sạch.

Anh Nguyễn Văn Trinh, người tiên phong đưa cây măng tây xanh về trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại phường Văn Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm, đang là một trong những triệu phú “chân đất”, có công lớn làm thay đổi vùng đất bạc màu nơi đây. Anh Trinh cho biết, trước đây, gia đình có khoảng 5 sào trồng rau màu nhưng năng suất kém, thua lỗ nhiều. Năm 2009, khi được Công ty TNHH Việt Hoa Mỹ ở TP Hồ Chí Minh về địa phương giới thiệu tiềm năng phát triển của cây măng tây xanh, rất thích hợp vùng đất này. Được công ty cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, anh trồng thử 500m2 theo hướng VietGAP. Sau sáu tháng thì thu hoạch, được công ty thu mua với giá 70 nghìn đồng/kg, thu lãi nhiều, nên cuối năm 2009, anh chuyển toàn bộ diện tích trồng rau còn lại sang trồng măng tây xanh. Đến nay, bình quân thu hoạch luân phiên “ngày cách ngày” được 10kg/sào/ngày. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, 5 sào trồng măng tây xanh cho lãi hơn 200 triệu đồng. Nay, anh liên kết một số hộ thành lập Công ty TNHH Linh Đan Ninh Thuận. Ngoài việc sản xuất hai héc-ta, công ty còn cung cấp giống, thu mua măng tươi xanh. Đồng thời, anh lên Lâm Đồng tham quan, học tập công nghệ chế biến trà A-ti-sô rồi đầu tư công nghệ chế biến, cho ra đời sản phẩm trà túi lọc từ cây măng tây xanh, hiện sản phẩm này rất được thị trường ưa chuộng.

 

Măng tây xanh, táo, nho trồng theo tiêu chuẩn VietGAP là các sản phẩm thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại thu nhập cao cho nông dân tỉnh Ninh Thuận.

Mặc dù các ngành chức năng cùng các địa phương đã mất nhiều công sức trong việc chuyển giao kỹ thuật, công nghệ… nhưng nông dân chưa thật sự tâm huyết làm nông nghiệp sạch. Vì nhiều nguyên nhân, bởi thấy quy trình sản xuất VietGAP rất nghiêm ngặt nên ngại làm; hoặc tâm lý làm diện tích nhỏ thì cần gì đầu tư theo quy trình VietGAP… Nhiều nông dân còn cho rằng, lâu nay việc trồng, chăm sóc thuần nông, các loại cây trồng vẫn có năng suất và cũng bán được, thì cần gì phải sản xuất sạch.

Thực tế cho thấy, một số chủ vườn nho, táo, rau có ký hợp đồng với các doanh nghiệp, thực hiện sản xuất theo quy trình sạch thì khi thu hoạch, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm theo cam kết với giá cao và luôn ổn định. Tuy nhiên, nhiều nông dân vẫn còn tính chuyện ăn xổi, cho nên khi đang thực hiện quy trình sản xuất sạch giữa chừng thì tự ngưng và quay lại cách sản xuất cũ; khi thu hoạch, thay vì quan tâm việc chọn lựa, phân loại chất lượng sản phẩm để bán theo từng mức giá phù hợp, nhiều hộ lại chọn cách bán cả vườn cho thương lái, lấy tiền một lần theo hình thức “năm ăn, năm thua”, vì vậy thường bị tư thương ép giá. Đơn cử, tại xã An Hải, có hơn 100 ha trồng các loại rau, mỗi ngày nông dân thu hoạch khoảng 10 tấn, nhưng Siêu thị Co.opmart Thanh Hà tại TP Phan Rang – Tháp Chàm chỉ tiêu thụ chừng vài tạ, số còn lại, nông dân phải bán cho thương lái với giá bằng rau sản xuất thông thường, vận chuyển đi cung ứng cho các tỉnh khác. Trong khi đó, cũng tại An Hải, người trồng cây măng tây xanh theo quy trình VietGAP và có ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp thì ngày càng khấm khá, vươn lên làm giàu.

Theo quy trình VietGAP, nông sản sạch khi thu hoạch được chuyển về các hợp tác xã để sơ chế, phân loại, đóng bao bì, dán nhãn mác trước khi giao sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ. Tuy nhiên nhiều năm qua, sự liên kết này không chặt chẽ, vì cả hai bên đều muốn được lợi trước mắt. Hạn chế của nông dân là sản xuất manh mún, không muốn đầu tư chi phí cho khâu phân loại, đóng gói ghi xuất xứ, khiến người tiêu dùng không thể truy được nguồn gốc sản phẩm, nên ngại mua. Còn doanh nghiệp, do muốn thu lợi nhuận nhiều, chỉ mua những mặt hàng thị trường khan hiếm để kinh doanh, không chịu chia sẻ khó khăn với nông dân khi bị rủi ro. Do đó, việc nhân rộng sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương ngày càng khó khăn.

Theo Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận, nguyên nhân khiến nông sản sạch bí đầu ra là do khâu phân phối thiếu đồng bộ, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nội tỉnh. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Quang Thựu nhận xét, để tháo gỡ khó khăn cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp sạch, nông dân cần thay đổi tập quán canh tác, chủ động tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra quy trình sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dán nhãn mác cho từng loại sản phẩm “GAP”, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, sắp xếp lại mạng lưới phân phối. Tổ chức sản xuất trên quy mô lớn có sự liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng yêu cầu cung cấp thường xuyên cho các siêu thị, chợ đầu mối.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 33154

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 854721

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73901692