20:34 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều khó khăn vẫn lạc quan

Chủ nhật - 27/03/2016 23:50
(Thủy sản Việt Nam) - 2016 tiếp tục được dự báo nhiều khó khăn với ngành tôm, nhất là thời điểm hiện nay khi nuôi tôm đang chịu áp lực từ hạn hán và xâm nhập mặn. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn đó, ngành tôm vẫn hy vọng sẽ khởi sắc.

Khó khăn cho nuôi

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, năm 2016 thời tiết còn diễn biến thất thường, hiện tượng El Nino kéo dài làm nhiệt độ nước tăng cao, gây bất lợi cho tôm phát triển. Chưa kể những tồn dư từ năm 2015 khi không có mưa lũ lớn, lượng chất thải tích tụ nhiều dẫn đến môi trường nhiều vùng nuôi tôm bị ô nhiễm, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh.

Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, năm 2015, diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh khoảng 2.050 ha; trong đó, 405 ha diện tích nuôi có tôm bị bệnh, mất trắng hơn 55 ha. Mặc dù công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ và rộng khắp, nhưng tình hình dịch bệnh trên thủy sản nuôi vẫn diễn biến phức tạp, tỷ lệ diện tích dịch bệnh tăng. Theo Phòng NN&PTNT huyện Đông Hòa, năm qua, trên địa bàn huyện có khoảng 1.200 ha nuôi tôm, nhưng gần 230 ha có tôm nuôi bị bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Cũng theo Sở NN&PTNT Phú Yên, tôm nuôi bị bệnh do nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài làm nhiệt độ nước tăng cao, môi trường ao nuôi biến động, làm sức đề kháng của tôm bị suy giảm nên phát sinh dịch bệnh. Ngoài ra, một số ao nuôi đã sẵn mầm bệnh, hoạt động của các tổ cộng đồng nuôi tôm còn nhiều hạn chế, ý thức một bộ phận hộ nuôi còn kém, chưa có sự đoàn kết trong công tác bảo vệ môi trường nuôi chung, chưa chấp hành các khuyến cáo của cơ quan chức năng. Môi trường nuôi một số vùng bị suy thoái, ô nhiễm, chất lượng con giống chưa đảm bảo, hệ thống thú y cơ sở còn hạn chế về chuyên môn… cũng làm cho tôm nuôi dễ mắc bệnh.

Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: Vì năm ngoái không có mưa lũ, nguồn nước trên sông Lại đang bị ô nhiễm, khiến cho nhiều hộ nuôi tôm ở các xã ven biển rất lo lắng. Bước vào vụ nuôi tôm mới này, hầu hết các hộ nuôi tôm ở đây đều dè chừng, chưa mạnh dạn thả con giống.

Theo Bộ NN&PTNT và hầu hết các Sở NN&PTNT đều tập trung khuyến cáo về thời vụ thả tôm nước lợ năm 2016. Theo đó, người nuôi tôm cần thực hiện đúng lịch thời vụ, cải tạo ao nuôi, lấy nước, chọn và mua tôm giống có chất lượng tốt. Người nuôi cần theo dõi tình hình thời tiết để có kế hoạch thả tôm giống, thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn khi tôm có dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời, tuyệt đối không được xả nước chưa qua xử lý hoặc tôm chết ra môi trường… Với những hỗ trợ tích cực từ các ban ngành, cơ quan chức năng, người nuôi tôm vẫn hy vọng một vụ mùa thành công.

 

Hy vọng xuất khẩu

Bên cạnh những khó khăn cần khắc phục về sản xuất, con tôm Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu. Hiện nay, tình hình tiêu thụ tôm ở các thị trường lớn khá tốt. Bộ NN&PTNT dự báo, thị trường tiêu thụ tôm cả năm tương đối sáng sủa với mục tiêu nhắm vào phân khúc thị trường cấp cao.

xuất khẩu tôm lạc quan

Thị trường xuất khẩu tôm những tháng cuối năm khởi sắc - Ảnh: An Đăng

VASEP phân tích, trên thực tế trong năm nay mặt hàng tôm của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng của làn sóng giảm giá và áp lực cạnh tranh. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sẽ tiếp nhận tác động tích cực từ những FTA đối với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật, EU hay ASEAN. Theo một số chuyên gia, trong năm 2016, những cơ hội từ các FTA mang lại cho ngành thủy sản chỉ mới là bước đầu. Các doanh nghiệp có tận dụng được hay không là vấn đề lớn, cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như các rào cản kỹ thuật, vấn đề kiểm dịch, dư lượng kháng sinh, giá thành sản xuất cao… Ngoài ra, hiện nay nhiều thị trường lớn trên thế giới đều quy định bắt buộc việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, việc sản xuất sản phẩm tôm theo chuỗi từ trại giống, vùng nuôi, hệ thống xử lý nước tới nhà máy chế biến… hiện vẫn chưa chặt chẽ, thậm chí bị “thả nổi”. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho xuất khẩu mặt hàng này.

Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP cho biết, việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm làm chất lượng hàng xuất khẩu không đảm bảo là thách thức lớn. Muốn cạnh tranh tốt, vấn đề này cần được giải quyết thông qua sự nỗ lực của cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, để tăng cường sức cạnh tranh cho hàng thủy sản xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, bảo vệ thị trường cũng là điều hết sức quan trọng.

>> Năm 2016, ngành tôm đặt mục tiêu tổng sản lượng tôm nước lợ 680.000 tấn, bằng 114,1% so với năm 2015; trong đó tôm sú 280.000 tấn, TTCT 400.000 tấn.

Lam Hồng
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 336

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 334


Hôm nayHôm nay : 30985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 332816

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70560131