22:29 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những đổi thay của nông thôn Quảng Bình sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 24/10/2019 18:48
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức của lạm phát kinh tế, đầu tư công thắt chặt, ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh và sự cố môi trường biển… nhưng được sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương cùng sự chỉ đạo sát đúng của tỉnh và nỗ lực của các cấp, ngành, đặc biệt là sự chung tay góp sức của người dân, Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng.
 
Tính đến hết năm 2019, dự kiến toàn tỉnh có 71 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 52,2%, cao hơn 0,3% so với vùng Bắc Trung Bộ và 1,9% so với toàn quốc; vượt 2,2% so với mục tiêu đến năm 2020 tại Nghị quyết số 04 NQ/TU ngày 15/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, khóa XVI. Bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương thay đổi nhanh chóng, rõ rệt. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện (dự kiến đến cuối năm 2019, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 31,3 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2010, cao hơn 3,4 triệu đồng so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ); tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (hiện nay chỉ còn 6,14%); điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa được cải thiện; cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều chuyển biến rõ nét. Dân chủ cơ sở được nâng cao từ đó phát huy nhiều cách làm hay, sáng tạo góp phần huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng NTM. Đây là những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của Quảng Bình. Cùng với đó, chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, trong đó nổi bật là việc bảo tồn, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống, hàng loạt lễ hội truyền thống tốt đẹp được tổ chức bài bản ở khắp các vùng quê (Hò khoan Lệ Thủy, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, Kiến Giang, Lễ hội cầu ngư của cư dân vùng biển Đồng Hới, Hội làng Bảo Ninh, Lễ cúng xuống mùa làng Lệ Sơn…), bảo tồn, phát huy tốt các giá trị cảnh quan ở nông thôn, thu hút doanh nghiệp, tư nhân tham gia công tác xã hội hóa cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, thể thao ở thôn, xã ngày càng được hoàn thiện; phong trào văn nghệ - thể thao được duy trì đều đặn, rộng khắp đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần lẫn thể chất cho người dân.

Mặt khác, lĩnh vực nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng, phát triển tương đối toàn diện. Bình quân tăng trưởng giai đoạn đạt 4 - 4,5%, đã góp phần cho sự tăng trưởng chung của tỉnh và tạo nên sự ổn định cho sự phát triển của Quảng Bình. Năng suất chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi nâng lên; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được xây dựng, nhân rộng; việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp có tiến triển tốt, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Phong trào khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu ở nhiều địa phương đã thúc đẩy nông thôn mới đi vào thực chất. Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị (Chương trình OCOP) cũng đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản của địa phương. Các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp, hiệu quả hơn; kinh tế hộ tiếp tục được hỗ trợ, tổ chức theo hướng quy mô lớn hơn, dần thích nghi với cơ chế thị trường. Hoạt động của các hợp tác xã (HTX) ngày càng hiệu quả với doanh thu, thu nhập của các thành viên HTX ngày càng cao, từng bước khẳng định vai trò của HTX trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ và xây dựng NTM. Các mô hình về phát triển du lịch cộng đồng đã và đang từng bước phát triển mạnh tại các địa phương, góp phần hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập.

Trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn, các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã quan tâm và chú trọng từ đó từng bước làm thay đổi nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân. Một số các thôn, bản đã có hương ước về giữ gìn vệ sinh chung. Hầu hết các xã đều có quy hoạch nghĩa trang cho các thôn, xóm đảm bảo nằm cách xa khu dân cư và có tổ thu gom rác thải sinh hoạt. Phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện hồ sơ thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định, thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường nhằm góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Phong trào trồng cây xanh, trồng hoa, vẽ bích họa trên các tuyến đường đang phát triển mạnh mẽ ở từng địa phương. Công tác đảm bảo an ninh trật tự được quan tâm triển khai, người dân ngày càng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia tố giác tội phạm, giúp đỡ lực lượng ông an Nhân dân trong công tác phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. Nhiều mô hình tổ chức quần chúng làm công tác ANTT được xây dựng, nhân rộng, trong đó các mô hình đã phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm tội phạm ở cơ sở. Các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cũng đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Bộ máy chỉ đạo được hình thành khá đồng bộ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai Chương trình.

Đặc biệt, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM tỉnh Quảng Bình” đã thực sự trở thành một phong trào ý nghĩa, mang tính nhân văn và có sức lan tỏa sâu rộng, được người dân đồng tình hưởng ứng. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM ngày càng được nâng cao, nhất là trong phát triển sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, trong bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự, góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở đã nỗ lực tập trung triển khai chương trình. Những khâu quan trọng, khó nhất trong xây dựng NTM đều được Nhân dân đồng thuận cao, đồng thời thể hiện tính công khai, minh bạch và phát huy tính chủ thể của người dân trong triển khai. Công tác kiểm tra giám sát được coi trọng đã kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, sai lệch trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, vai trò của Ban Giám sát cộng đồng trong xây dựng đường giao thông nông thôn ngày càng được phát huy. Công tác thi đua - khen thưởng được thực hiện kịp thời đã góp phần cổ vũ, động viên khích lệ phong trào xây dựng NTM trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động của một số địa phương, đoàn thể chưa sâu rộng, thường xuyên, kịp thời, hình thức tuyên truyền thiếu thuyết phục. Nhiều nơi nặng về xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú trọng đến tiêu chí phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các địa phương còn khá lớn, trong khi nhiều xã đã chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng, xây dựng xã NTM nâng cao và kiểu mẫu thì một số xã có số tiêu chí đạt rất thấp. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, ít sản phẩm hàng hóa chủ lực mang tính truyền thống, đặc trưng của Quảng Bình. Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn, thiếu chặt chẽ. Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ thị trường hạn chế nên vẫn xảy ra tình trạng “được mùa mất giá”. Cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông, kênh mương thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Môi trường nông thôn đang còn là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, các địa phương đang thiếu bãi chứa rác, thiếu phương tiện xử lý thu gom rác, nước thải… Tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Khả năng đóng góp, huy động các nguồn lực ở một số thôn, bản vùng cao, vùng xa trong xây dựng ntm gặp rất nhiều khó khăn. Năng lực của bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là ở xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai cũng như chất lượng của Chương trình...

Nhằm hướng tới mục tiêu đến hết năm 2020, toàn tỉnh có ít nhất 81 xã đạt chuẩn NTM, phấn đấu đạt 73,5% theo Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ; số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt tối thiểu 16,5 tiêu chí/xã; các xã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, các khu dân cư phấn đấu đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn hộ phấn đấu đạt chuẩn vườn NTM kiểu mẫu. Thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát động, nâng cao chất lượng phong trào thi đua, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, tăng cường nhận thức để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đầy đủ bản chất nhân văn của xây dựng NTM, quán triệt tư tưởng “Xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”. Bên cạnh việc nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng NTM, các sở, ban, ngành, địa phương đưa vào chương trình công tác hàng năm nhiệm vụ của Chương trình MTQG xây dựng NTM và nội dung xây dựng NTM phải trở thành nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục. Từng cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục rà soát mục tiêu của giai đoạn 2016 - 2020 để hoàn thành; chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn sau năm 2020 theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn; chủ động nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là đối với các xã miền núi, khó khăn để sớm tiệm cận với quy định đạt chuẩn tiêu chí hiện hành; lồng ghép chương trình, dự án trên địa bàn với Chương trình MTQG xây dựng NTM, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn lực, đảm bảo không chồng chéo, lãng phí nguồn lực; rà soát, điều chỉnh, ban hành các Bộ tiêu chí, tiêu chí theo hướng tăng cường nhóm tiêu chí linh hoạt, phù hợp với từng vùng sinh thái, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đặc trưng văn hóa của từng địa phương...

Tin rằng, với quan điểm được quán triệt “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược; nông thôn mới là căn bản; tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là then chốt, người nông dân là chủ thể”; đồng thời đẩy mạnh phát động các phong trào thi đua, năm 2020, Quảng Bình tiếp tục hướng tới nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, nhất là chú trọng các chuỗi liên kết sản xuất, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống; nâng cao chất lượng đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nông thôn; đẩy mạnh công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường để xây dựng NTM bền vững; quyết tâm phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu trong giai đoạn mới.

Theo Minh Huyền/Quangbinh.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 381

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 376


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1287915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74334886