08:00 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những nông dân trồng cam khiến dân thủ đô "lác mắt"

Thứ tư - 06/11/2019 18:01
Thực hiện Đề án số 24 – ĐA/HNDT.Ư của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) về xây dựng mô hình Tổ hội nghề nghiệp, Hội ND TP.Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các cơ sở hội phát triển và nhân rộng mô hình. Từ các mô hình này, nhiều nông dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, biết liên kết làm ăn và nâng cao thu nhập.

Liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn

Tổ hội trồng cam VietGAP thôn Báo Đáp, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm được Hội ND thành lập với hơn 38 thành viên tham gia trồng hơn 20ha. Ông Vũ Danh La – Chủ tịch Hội ND xã Kiêu Kỵ cho biết: “Nhiều năm nay, nông dân trong xã đã mạnh dạn chuyển đổi từ cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, trong đó chủ lực là cây cam. Hiện, toàn xã Kiêu Kỵ có gần 200ha diện tích trồng cam, tập trung nhiều nhất ở thôn Báo Đáp. Những năm gần đây, nông dân được hỗ trợ về kỹ thuật thâm canh nên cây cam cho hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng chủ lực của nông dân Kiêu Kỵ”.

 nhung nong dan trong cam khien dan thu do 'lac mat' hinh anh 1

Nhiều thành viên Tổ trồng cam VietGAP ở thôn Báo Đáp, xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) có thu nhập cao từ trồng cam. Ảnh: Thu Hà

Theo ông La, xác định sản xuất an toàn là hướng phát triển bền vững cho cây cam nên từ nhiều năm nay, nông dân Kiêu Kỵ luôn đặt việc đảm bảo quy trình kỹ thuật lên hàng đầu. Nhằm xây dựng thương hiệu và hỗ trợ các hộ trồng cam ở Kiêu Kỵ, Hội ND xã đã thành lập tổ trồng cam VietGAP. Tham gia tổ trồng cam VietGAP xã Kiêu Kỵ, các thành viên đã đóng góp trên 100 triệu đồng làm đường giao thông và thủy lợi nội đồng. Bên cạnh đó, các thành viên cùng tham gia giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục.

Tương tự, tổ hội nghề giày dép da xã Châu Can, huyện Phú Xuyên được Hội ND thành lập năm 2016, với 18 thành viên, số vốn 5,4 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt 8,5 tỷ đồng/năm. Chủ tịch Hội ND huyện Phú Xuyên Phạm Văn Hùng cho hay: “Điểm sáng tạo trong hoạt động của tổ hội là một số thành viên đã nhanh nhạy áp dụng hình thức quảng bá và bán hàng qua mạng internet. Nhờ đó, mức lương trả cho thợ chính hiện nay đạt gần 10 triệu đồng/người/tháng. Cũng từ lợi nhuận thu được hàng năm, tổ đã cho các thành viên trong tổ vay vốn với lãi suất ưu đãi, giúp các thành viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều mô hình tổ hội nghề nghiệp đang hoạt động hiệu quả tại các huyện trên địa bàn Hà Nội. Đến nay, sau 3 năm thực hiện Đề án 24, Hội ND TP.Hà Nội đã xây dựng được 92 tổ hội nghề nghiệp, với 2.075 thành viên, đa dạng các nhóm ngành nghề như: Chăn nuôi; trồng trọt; trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh; làm mộc; VAC tổng hợp, sản xuất nông sản an toàn…

Tiếp tục định hướng, hỗ trợ sản xuất

Hội ND thành phố Hà Nội cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội ND trên địa bàn thành phố đã tổ chức 186 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 23.460 lượt cán bộ, hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác về kỹ thuật sản xuất, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thông tin kinh tế, thị trường... Các cấp Hội ND thành phố cũng đã phát động nông dân đăng ký xây dựng 329 mô hình kinh tế tập thể.

Đánh giá về kết quả xây dựng mô hình tổ hội nghề nghiệp, Chủ tịch Hội ND TP. Hà Nội Lê Trọng Khuê cho biết, bước đầu các tổ hội đã tạo sự gắn kết giữa các hội viên có chung lợi ích, trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch, quy hoạch gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho các thành viên.

Tuy nhiên, việc nhân rộng và phát triển mô hình tổ hội nghề nghiệp vẫn còn không ít khó khăn. Cụ thể, nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động của mô hình chậm đổi mới, chưa thu hút được nhiều hội viên nông dân tham gia. Một số cơ sở hội chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, nhất là việc định hướng cho nông dân phát huy thế mạnh của lĩnh vực sản xuất ưu thế của địa phương. Đáng nói, một số tổ hội nghề nghiệp được thành lập còn mang tính hình thức, việc lựa chọn, định hướng xây dựng mô hình ngành nghề phù hợp còn lúng túng. Trong khi đó, nguồn vốn vay để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các tổ hội.

Để các tổ hội nghề nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo hội viên tham gia, thời gian tới, Hội ND TP.Hà Nội tiếp tục định hướng các tổ hội nghề nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ cho đô thị. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ. Bên cạnh đó, cùng với nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội tiếp tục phối hợp với các ngân hàng giúp tổ hội nghề nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Theo Thu Hà/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: mô hình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215


Hôm nayHôm nay : 34492

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1234949

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72917658