18:43 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những vấn đề đặt ra trong tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ tư - 14/12/2016 04:41
Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Quyết định số 899/QÐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", bước đầu cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi ngành hàng, địa phương và cả nước. Nhiều loại nông sản có thị trường tiêu thụ tốt đều gia tăng về sản lượng, giá trị, đem lại lợi ích to lớn cho người nông dân. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn đó những bất cập cần tháo gỡ…
Công nhân làm việc tại Xí nghiệp chế biến lúa gạo của Hợp tác xã Tân Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp.

Công nhân làm việc tại Xí nghiệp chế biến lúa gạo của Hợp tác xã Tân Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Ðồng Tháp.

Tái cơ cấu trong bộn bề gian khó

Quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam được khởi xướng và thực hiện đúng vào thời điểm nền nông nghiệp đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất. Trong đó, giai đoạn năm 2014 đến 2015, tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu hướng chậm lại. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp trong năm đạt 2,41%, là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, bởi bình quân tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2015 là 3,12%/năm.

Bước sang năm 2016, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt với tốc độ nhanh, khiến cả bảy vùng kinh tế đều bị tổn thương. Diễn biến sáu tháng đầu năm 2016 là minh chứng điển hình cho điều này. Ngay từ đầu năm, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long... gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế. Vì những khó khăn khách quan này, cho nên dù lâm nghiệp tăng 5,75%, thủy sản tăng 1,25%, nhưng do nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn vẫn không thể cứu vãn sự suy thoái của ngành. Như vậy, sau 10 năm, kể từ năm 2005, lần đầu tiên ngành nông nghiệp "tăng trưởng âm".

Mặt khác, không ít thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã nâng hàng rào kỹ thuật phi thuế quan. Ðồng thời, sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ đã gia tăng áp lực cho hàng Việt Nam xuất khẩu. Ðiển hình như cạnh tranh trong xuất khẩu gạo giữa Việt Nam với Thái-lan và
Mi-an-ma đã gay gắt hơn trước đây.

Trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cũng gặp nhiều vấn đề bất cập. Ðáng chú ý, nhân tố hạt nhân trong tổ chức sản xuất là doanh nghiệp thì chưa có nhiều, hiện mới có 4.000 doanh nghiệp, 12 nghìn hợp tác xã, 56 nghìn tổ hợp tác và 29.500 trang trại. Ðầu tư cho nông nghiệp 5 năm qua chưa đáp ứng yêu cầu, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đã nêu đầu tư cho nông nghiệp gấp hai lần, trong khi 5 năm qua mới chỉ đạt mức 1,85 lần. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước và chuyên ngành có nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả ngành nông nghiệp từ trung ương đến địa phương.

Thành quả và những "điểm nghẽn"

Có thể khẳng định, trong bộn bề khó khăn, tái cơ cấu nông nghiệp những năm qua, nhất là trong năm 2016 bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng. Ðó là tạo chuyển biến nhận thức không chỉ ở trung ương mà còn ở hầu hết các địa phương, về sự cần thiết phải cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp. Trong đó, nhiều ngành, địa phương đã có những thành công nhất định. Thí dụ ở Ðồng Tháp đã xác định năm sản phẩm chủ lực; Hà Giang xác định cây dược liệu, phát triển du lịch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp…

Một số ngành hàng lớn được hình thành như chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã chuyển từ các vùng có mật độ dân số cao như đồng bằng sông Hồng, Ðông Nam Bộ sang vùng Bắc Trung Bộ, miền núi phía bắc và Tây Nguyên; chăn nuôi gà ổn định cơ cấu và quy mô tại vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng sang vùng Tây Nguyên; chăn nuôi bò thịt phát triển ở các vùng duyên hải miền trung và trung du miền núi phía bắc; chăn nuôi bò sữa ở các vùng truyền thống và có khả năng đầu tư công nghệ cao như Mộc Châu, Ba Vì, Lâm Ðồng, Nghệ An, Gia Lai, Thanh Hóa… Ðã có 55 trong số 63 tỉnh, thành phố phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi gắn với hệ thống giết mổ tập trung; có 31 trong số 63 tỉnh, thành phố ban hành đề án/kế hoạch hành động tái cơ cấu chăn nuôi.

Chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao cũng đang có xu hướng phát triển mạnh, thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong nước và nước ngoài đầu tư như TH, Hoàng Anh Gia Lai, Bình Hà, DABACO, Thái Dương, CP,… Cả nước có hơn 200 mô hình chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận với quy mô hàng nghìn đến mấy chục triệu con/lứa. Quy trình nêu trên sẽ được hướng dẫn triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nếu trong hai quý đầu năm 2016, nông nghiệp tăng trưởng âm, thì tới quý III, tính chung cả năm, nông nghiệp đã tăng trưởng dương trở lại. Ðáng chú ý, lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất là xuất khẩu đã có những tín hiệu tốt lành: Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11-2016 ước đạt 2,69 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 11 tháng năm 2016 đạt 29,1 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 6,5 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu này, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp vẫn còn những "nút thắt" cần tập trung tháo gỡ. Trước hết là vấn đề thu hút đầu tư vào nông nghiệp kém, do hạn chế về tích tụ ruộng đất. Thêm một nút thắt cần tháo gỡ là chính sách. Theo đó, nên tập trung chỉnh sửa nhóm chính sách rất quan trọng hiện nay là đưa nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tiếp đến là chính sách phát triển hợp tác xã bởi Luật Hợp tác xã đã có nhưng khi đi vào cuộc sống lại chưa thật sự phát huy tác dụng. Thêm nữa là chính sách về vùng dễ tổn thương. Phải có chính sách cho vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn để bảo đảm cho sản xuất, đời sống người dân không có sự chênh lệch.

Tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Tại phiên họp ngày 2-11, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp được dư luận hết sức quan tâm và Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên đã "đăng đàn" trao đổi với các đại biểu chung quanh vấn đề này.

Trước đó, ngày 1-11, Ban Chấp hành T.Ư Ðảng đã ban hành Nghị quyết "Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành T.Ư Ðảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế". Trong đó, Ðảng, Nhà nước và nhân dân đòi hỏi ngành nông nghiệp phải đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, cần tập trung nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển các sản phẩm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước.

Ngành nông nghiệp phải tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Ðồng thời đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền. Cũng như tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái.

Với mục tiêu và định hướng mà Ðảng, Nhà nước đã đề ra, nhiệm vụ và giải pháp ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2016-2020 là tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân. Ðẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh lương thực quốc gia và vệ sinh an toàn thực phẩm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp bình quân từ 2,5% đến 3,0%/năm.

Theo nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cơ cấu, nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 147


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1270339

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71497654