22:48 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Niềm tin cán bộ trẻ

Thứ tư - 30/07/2014 21:23
Tính đến nay, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã hoàn thành 5/19 tiêu chí NTM.
 
Niềm tin cán bộ trẻ
Một góc xã Đức Hạnh



Tuy số tiêu chí hoàn thành còn ít nhưng đây có thể coi là bước đột phá, bởi Đức Hạnh không thuộc xã điểm và còn không ít khó khăn. Đạt được điều này là nhờ lãnh đạo xã biết đặt niềm tin vào những cán bộ trẻ.

SỨC BẬT TỪ CÁN BỘ TRẺ

Với mong muốn đóng góp công sức xây dựng quê hương, năm 2013, khi vừa tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP. HCM, cô kỹ sư trẻ Trần Thị Hoàng Nga về quê dự tuyển và được UBND xã Đức Hạnh tuyển dụng vào ngạch công chức dự bị.

Nga là 1 trong 4 cán bộ trẻ có trình độ đại học trong xã. Đây không chỉ nhằm đạt tiêu chí 18 về hệ thống chính trị là nâng cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đạt chuẩn lên 90%, mà còn là mục tiêu xây dựng NTM bền vững của lãnh đạo xã này.

Và, từ lực lượng cán bộ có trình độ và sức trẻ năng động này, công tác giúp nhau làm kinh tế, xóa nhà tạm được đẩy mạnh.

Gia đình anh Lưu Đức Kính ở thôn Phước Sơn thuộc diện khó khăn. Con gái đầu của anh 9 năm liền là học sinh giỏi và tiên tiến, nhưng do nhà nghèo phải nghỉ học. Hội Phụ nữ kết hợp Hội Nông dân xã đã giúp gia đình anh Kính xóa nhà tạm, vươn lên thoát nghèo.

Nhà anh Kính vừa cách xa trung tâm xã lại đồi dốc, chỉ xe ba gác mới chở được vật liệu đến. Hội viên Chi hội Phụ nữ thôn đã ủng hộ ngày công, khuân vác nguyên vật liệu giúp gia đình. Thấy phụ nữ tận tâm, thợ xây cũng tự nguyện xây miễn phí.

Nhờ vậy mà gia đình anh Kính có được ngôi nhà cấp bốn với diện tích 80m2 nhưng chỉ hết 40 triệu đồng, trong đó 20 triệu đồng do Hội Phụ nữ quyên góp ủng hộ và 20 triệu đồng gia đình vay Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tính đến nay, đã có 24 gia đình trong xã có hoàn cảnh khó khăn như gia đình anh Kính được hỗ trợ, giúp đỡ thoát nghèo.

LIÊN KẾT 3 TRONG 1

Một điểm mới trong quá trình xây dựng NTM ở Đức Hạnh là lãnh đạo xã đã đề ra chương trình phối hợp cụ thể, đó là thực hiện liên kết giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Nhờ vậy, xã đã đạt được tiêu chí 14 về giáo dục.

15-49-39_nh-5
Một góc trường Tiểu học Nguyễn Trãi, xã Đức Hạnh

“Để thực hiện hệ thống chiếu sáng dài hơn 1,2 km, ban đầu chúng tôi làm thí điểm 200 m trước, thành viên trong chi hội chia nhau đi vận động, ai có nhiều đóng nhiều, có ít đóng ít, ai nghèo thì họp thôn xét miễn giảm. Các công đoạn đều do mình tự hạch toán, thuê nhân công, nhờ vậy mà chi phí thấp”, chị Nguyễn Thị Hương Lan, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Phước Sơn nói.

Nói về chương trình này, ông Nguyễn Sáng, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi, cho biết, những năm trước, tỷ lệ học sinh bỏ học từ 4 - 6%. Năm học 2012 - 2013 giảm còn 1,7%. Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã giao chỉ tiêu cho từng giáo viên chủ nhiệm.

Với những học sinh có nguy cơ bỏ học, giáo viên phải đến tận nhà vận động. Sau 3 lần vận động không được thì có biên bản để nhà trường báo UBND xã. Sau đó, cán bộ xã sẽ đến vận động phụ huynh đưa con em đến trường.

Nhờ vậy, trường đã hạn chế được tình trạng con em người dân tộc thiểu số bỏ học. Không chỉ thế, tỷ lệ học sinh lên lớp trong 2 năm gần đây luôn đạt trên 98%. Năm học 2013-2014, trường THCS Nguyễn Trãi đã lọt vào top 10 trường THCS  có số học sinh thi đậu vào trường THPT chuyên Quang Trung của huyện.

Đến nay, Đức Hạnh đã đạt 5 tiêu chí là Hệ thống chính trị, an ninh trật tự, giáo dục, y tế và hệ thống điện. Ông Bùi Tấn Bản, Trưởng thôn Phước Sơn, cho biết: “Trước đây, tuần nào cũng xảy ra tình trạng mất trộm. Người dân trong thôn rất bức xúc. Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Phước Sơn nghe nói về cách làm đường điện nông thôn của xã Phước Tín (TX. Phước Long) nên đã đến học hỏi. Sau 15 ngày đi thực tế, đường điện chiếu sáng công cộng của thôn Phước Sơn được hình thành”.

Để thực hiện đường điện, chính quyền, các cấp hội xã Đức Hạnh đã thực hiện phương châm: mỗi hộ dân đóng góp ít nhất 500 ngàn đồng, ai không có tiền thì góp công lao động. Chỉ trong 2 tháng, 5/6 thôn của xã Đức Hạnh đã hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng dài hơn 12.700 m. Tổng kinh phí người dân đóng góp hơn 500 triệu đồng và 382 ngày công.

Toàn bộ hệ thống chiếu sáng này do người dân tự thiết kế và thi công. Nhờ đường điện chiếu sáng về đêm, tình hình an ninh trật tự của xã Đức Hạnh đã ổn định.

nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1131252

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72813961