Bà Trần Thị Có, xã Việt Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng nói: Chúng tôi rất yên tâm làm ăn nếu Chính phủ có các giải pháp quyết liệt với nạn buôn lậu gia cầm. Ảnh: VGP/Từ Lương
Bằng cách xử lý mạnh tay của các cấp chính quyền, đường vận chuyển gà lậu trên các tuyến biên giới phía Đông Bắc cơ bản đã được kiểm soát. Vì vậy, gà trong nước không chịu sức ép về giá cả của gà Trung Quốc như trước đây, người hưởng lợi chính là người nông dân.
Những ngày này, chúng tôi liên tục cập nhật giá gà sạch được tiêu thụ trên thị trường, chủ nuôi gà ai cũng mừng ra mặt và họ sẵn sàng đầu tư vào những lứa gà mới. Có thể nói, chủ trương đúng đắn, kịp thời và kiên quyết từ Chính phủ cho tới địa phương đã tạo lòng tin và sự yên tâm cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp và những người kinh doanh mặt hàng này vào dịp áp Tết.
Kiên quyết ngăn chặn gà nhập lậu
Trước tình hình gà Trung Quốc (gà trống 40 ngày tuổi) xuất hiện ở khu vực Móng Cái, Quảng Ninh (như bạn đọc phản ánh), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo ngay lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh phải chủ động và kiên quyết xử lý thật nghiêm để dập tắt nạn gà nhập lậu “tái phát” này.
Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức cuộc họp khẩn lên phương án "tác chiến" dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính với sự tham dự của lãnh đạo các TP Móng Cái, Cẩm Phả, huyện Tiên Yên và đặc biệt là lực lượng liên ngành đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tại điểm “nóng” Móng Cái. Những người có mặt tại cuộc họp đều cam kết kiên quyết thực hiện nhiều biện pháp để chấm dứt ngay mối nguy hại của gà nhập lậu đang tái xuất hiện.
Gà trống Trung Quốc lông đỏ trước đây bày bán công khai nay đã không còn xuất hiện trên thị trường do sự cảnh giác của người tiêu dùng và kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng. Ảnh: VGP/Từ Lương |
Bà Nguyễn Thị Tâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Nông sản Thực phẩm Giang Sơn của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ chiều 22/1.
Theo bà Tâm, sau khi gà Yên Thế lên giá từ 2 tháng cuối năm 2012 tới nay, nhờ các biện pháp đã được Chính phủ chỉ đạo áp dụng kiểm soát thị trường gia cầm, hầu như Yên Thế không đủ gà bán cho các nơi và lượng gà đặt hàng đang tăng lên từng ngày.
Bà Tâm cho biết: "Chúng tôi đã đầu tư dây chuyền giết mổ gà công suất 2.800 con/ ngày, được tỉnh Bắc Giang thông báo sẽ hỗ trợ theo đề án khuyến khích phát triển ngành nghề nông nghiệp khoảng 140 triệu đồng. Dây chuyền giết mổ gà quy mô lớn đầu tiên của huyện Yên Thế này đã được khai trương vào tháng 11/2012.
“Chúng tôi rất biết ơn Chính phủ khi lập lại trật tự kỷ cương của thị trường, giúp chúng tôi đưa con gà đặc sản Yên Thế trở lại đúng vị trí của nó. Trước đây khi gà Trung Quốc nhập lậu tràn ngập thị trường, chúng tôi không dám đầu tư lớn, không phải vì thiếu vốn mà thiếu niềm tin. Còn bây giờ thì chúng tôi đã tin vào sự quyết tâm bảo vệ người dân của Chính phủ để sẵn sàng vốn và nhân lực, đầu tư lớn hơn để mở rộng quy mô chăn nuôi cũng như quy mô cơ sở chế biến”, bà Tâm nói với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ.
Rất mong thị trường ổn định như hiện nay
Dù gà nhập lậu từ Trung Quốc tạm dừng vào Móng Cái và một số tỉnh biên giới phía Bắc mới chỉ là trước mắt, các đầu nậu đang tạm dừng hoạt động để nghe ngóng, sẽ tiếp tục hoạt động khi các lực lượng chức năng lơ là. |
Trao đổi với phóng viên chiều 22/1, bà Vân phấn khởi thông báo trại gà giống của bà bây giờ gà có báo nhiêu xuất hết bấy nhiêu. Giá gà con từ 3.000đ/con đã lên và ổn định ở mức 9-10.000 đ/con, thậm chí vào tháng 11/2012, khi giá gà thịt lên cao, có lúc gà công nghiệp giống bán được tới từ 15-16.000 đồng/con do các chủ trại gà đồng loạt tăng quy mô đàn gà của họ.
“Mặc dù không thu lãi nhanh như người nuôi gà thịt nhưng chúng tôi đã cân đối được vốn. Chúng tôi rất mong thị trường được ổn định như hiện nay thì những người chăn nuôi sống khỏe bằng nghề của mình. Người nông dân chúng tôi vẫn nói với nhau Chính phủ đã và đang lo cho dân như thế”, bà Vân hồ hởi nói.
Từ Lương
chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn