07:42 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ninh Thuận: Phong trào hiến đất xây dựng công trình nông thôn mới ở xã Phước Vinh

Thứ năm - 17/08/2017 10:35
Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, xã Phước Vinh (Ninh Phước - Ninh Thuận) đã vận động người dân địa phương hiến đất để xây dựng các công trình giao thông và thủy lợi nội đồng. Với sự tham gia mạnh mẽ của người dân, nhiều công trình đang được khẩn trương xây dựng, sớm đưa vào sử dụng phục vụ người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Đầu năm 2017, công trình xây dựng hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 của hồ chữ nước Lanh Ra, xã Phước Vinh được triển khai với mức đầu tư trên 125 tỷ đồng để kiên cố hóa 65 tuyến kênh, bê tông 5km đường nội đồng. Đây là tuyến kênh mương rất quan trọng dẫn nước từ hồ Lanh Ra về vùng sản xuất hơn 1.200 ha của xã Phước Vinh và một phần xã Phước Sơn (Ninh Phước). Tuy nhiên, qua thực tế đo đạc, công trình sẽ phải vận động hơn 500 hộ dân hiến trên 12 ha đất sản xuất cùng hoa màu và tài sản trên đất để thực hiện dự án. Đây thực sự là một thách thức lớn đối với địa phương.


Người dân xã Phước Vinh tự nguyện hiến đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi.

Ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Phước Vinh cho biết: Lúc đầu, việc vận động gặp nhiều khó khăn do bà con nghĩ rằng việc thực hiện giải tỏa đất phải được đền bù thỏa đáng, nhưng qua tuyên truyền, người dân biết đây là dự án chỉ hỗ trợ thiệt hại hoa màu và vật kiến trúc trên đất, còn đất phải vận động người dân hiến mà không được đền bù. Trong khi đó, diện tích đất cần phải vận động dân hiến để thực hiện dự án rất lớn. Trước đây thực hiện một số công trình giao thông nông thôn mới, xã đã từng vận động một số hộ dân hiến đất, nhưng đây là lần đầu tiên vận động người dân hiến đất với số lượng nhiều như lần này.

Là hộ dân thuộc diện có đất bị thu hồi nhiều, bà Nguyễn Thị Hiền, ở thôn Phước An 1 cũng khá băn khoăn, lo lắng khi địa phương tiến hành đo đạc, cắm mốc. Với diện tích đất thu hồi hơn 5.000 m² để làm công trình, chiếm gần 1/3 rẫy táo đang cho thu hoạch của gia đình. Không những thế, đường bê tông mở rộng chạy cùng tuyến kênh đã buộc gia đình bà phải tháo dỡ căn nhà xây cạnh rẫy. Nhưng bà vẫn quyết tâm hiến đất và hy vọng công trình hoàn thành sẽ góp phần giúp người dân địa phương, trong đó có hộ bà được hưởng lợi.

Tương tự, hộ gia đình ông Lê Quốc Nghĩa, ở thôn Liên Sơn có diện tích đất bị thu hồi trên 400m² trong tổng số 5 sào đất mà ông đang canh tác. Với ông đây là tài sản lớn của gia đình. Tuy nhiên, thửa đất nhà ông Nghĩa lại nằm ở tuyến đầu cần giải tỏa để làm đường và kênh mương dẫn nước phục vụ cho hàng trăm ha đất sản xuất. Vậy nên khi chính quyền địa phương thông báo việc thu hồi đất và mong muốn bà con hiến đất để tiết kiệm chi phí đầu tư, ông Nghĩa là người tiên phong hiến hơn 400m² đất cho Nhà nước.

Tinh thần vì mọi người của những hộ dân như bà Hiền và ông Nghĩa đã lan tỏa trong xã, nhờ đó, nhiều người đã không còn đắn đo trong việc hiến đất và tự nguyện di dời tài sản, cây trồng trên đất để Nhà nước làm đường và kênh mương thủy lợi.

Qua thống kê, đến nay đã có 503 hộ, hiến trên 8 ha đất sản xuất để các đơn vị thi công 50/65 tuyến kênh và đường giao thông nội đồng. Để phấn đấu năm 2018 công trình sẽ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần tăng năng lực tưới, giảm thất thoát nước và tạo đường giao thông thuận lợi cho người dân đến các khu vực sản xuất.

Ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Phước Vinh cho biết thêm: Địa phương đã vận động người có uy tín làm thành viên tổ vận động, tiến hành ở từng tuyến theo hình thức cuốn chiếu, công trình làm đến đâu tổ chức vận động đến đó. Trước hết, chọn hộ thuộc diện giải tỏa nhiều, khó khăn hơn vận động trước. Đến nay cơ bản có 100% hộ dân ở xã Phước Vinh đã đồng tình hiến đất làm đường và kênh mương khi công trình thi công tới.

Phước Vinh đang phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng xã nông thôn mới, với nhiều lợi thế về sản xuất, nông nghiệp. Những năm qua, do thiếu chủ động nguồn nước nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, các tiêu chí về giao thông và thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những tuyến đường giao thông nội đồng và kênh mương thủy lợi đang xây dựng hôm nay, sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới xã Phước Vinh, trong đó có sự đóng góp quan trọng của người dân địa phương từ trong phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới.

Toàn tỉnh Ninh Thuận có 47 xã xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là tạo cơ hội cho người dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập vươn lên thoát nghèo, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung gắn công tác giảm nghèo bền vững với chương trình xây dựng nông thôn mới, lồng ghép các đề án, dự án để thống nhất về quản lý, phân bổ nguồn lực đầu tư; xây dựng kết cấu hạ tầng ở các xã, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các xã nghèo, thôn nghèo thuộc vùng khó khăn; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và dạy nghề để nông hộ có điều kiện chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Kết quả cũng đáng ghi nhận là từ sự đồng lòng, người dân tích cực tham gia, thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, liên kết với nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân… Đến nay toàn tỉnh đã có 16/47 xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân đạt 13,68 tiêu chí/xã, vượt so với kế hoạch là 13 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 7 tiêu chí. Có thể nói đây là nỗ lực rất lớn từ công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến cơ sở, huy động các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân - chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Chính từ sự đồng thuận này đã phát huy được sức mạnh của cộng đồng để thực hiện đồng bộ 19 tiêu chí của nông thôn mới, tạo nên bộ mặt mới cả về nông nghiệp, nông thôn lẫn đời sống dân sinh...

Anh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng, người dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 255


Hôm nayHôm nay : 52861

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 425688

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73472659