00:00 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

No ấm đã về làng người Mông

Thứ ba - 08/10/2013 22:18
“Điểm danh” từng ngôi nhà khang trang trong buôn 10C, anh Thào Hùng Khải, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Lộc Thành (Bảo Lâm - Lâm Đồng) tự hào nói: “Con đường chỉ đủ “cái chân đi” ngày xưa giờ đã được bê-tông hóa đến tận cửa từng nhà. Cuộc sống của 181 hộ (800 khẩu) trong thôn ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/người/năm, không có con em bỏ học, có nhà đã sắm được ô tô”.

Cây trồng bén rễ

Từ giã núi rừng phía Bắc, đến với rừng núi phương Nam, họ mang theo khát vọng về một cuộc đời mới, không còn phải lo nghĩ đến việc “ăn bữa trước, lo bữa sau”. Sau 21 năm lập nghiệp nơi “rừng thiêng nước độc”, giờ đây, đồng bào Mông di cư từ miền núi phía Bắc vào đất Lộc Thành đã có cuộc sống ổn định.

Ông Thào Hùng Khải là người Mông đầu tiên vào đây lập làng, cũng là người đi đầu trong phong trào sản xuất đa cây, đa con. “Ở quê cũ, người Mông chỉ biết trồng bắp (ngô), nên khi mới đến Lâm Đồng, thời gian đầu bà con cũng chỉ quen trồng bắp, làm thuê đổi gạo từng ngày…”, ông nhớ lại. 

Sau một thời gian, đồng bào đã học được cách trồng chè, càphê từ người dân địa phương. Vừa học vừa thực hành, rồi những khoảnh vườn trồng chè, càphê, sầu riêng của những gia đình người Mông ở xã Lộc Thành cũng bám rễ, xanh cành. Năm 1997, gia đình ông Khải đã có 2,5ha càphê, năng suất hơn 2,5 tấn nhân/ha. Từ đó, cả thôn tiến hành nhân rộng mô hình, hiện đã đạt hơn 200ha càphê, năng suất bình quân hơn 3 tấn nhân/ha. 

Trưởng buôn 10C, ông Nông Văn Cửu (người Nùng), một trong những người làm ăn khấm khá nhất thôn hồ hởi nói: “Có được kinh tế khá giả, con cái học hành đầy đủ như hôm nay cũng là nhờ 3ha càphê, chè, sầu riêng và ao cá đó”.

Ông Đặng Ngọc Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Lộc Thành cho biết: “Xã có 18 thôn, trong đó hai thôn 3 và 10C thuộc diện khó khăn nhất. Ngoài việc vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, các cấp ­chính quyền còn tích cực hỗ trợ triển khai xây dựng mô hình kinh tế khép kín giúp đỡ hai thôn trên. Mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/hộ để nhân rộng mô hình trồng cây chanh dây, nuôi heo rừng thương phẩm. Đến nay, cuộc sống của nhiều gia đình đã được cải thiện đáng kể”. 

Đói nghèo lùi xa

Khi cái ăn, cái mặc không còn là gánh nặng cũng là lúc người Mông ở thôn 10C tập trung phát triển toàn diện văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng và đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Ông Khải bảo, muốn lập nghiệp ở quê mới phải có bốn yếu tố: Ý chí, y tế, công cụ sản xuất, trường học. Ý chí của người Mông đã được hun đúc qua các thời kỳ cách mạng và một ngôi trường mái lá đã mọc lên giữa “thung lũng hoang vắng”, làm cho bản làng thêm vui vào mỗi sáng tinh sương. Bây giờ, ngôi trường tranh tre, nứa lá kia chỉ còn là hoài niệm, học sinh đã được học trong ngôi trường khang trang, được tiếp cận máy vi tính, nhà nhà có ti vi, xe máy, có điện thoại để lâu lâu gọi về cố hương. Đường lớn đã đến tận nhà, hình ảnh ngồi lưng ngựa vượt rừng xuống núi mua mắm, muối ở chợ giờ đã là quá khứ. 

Với mô hình khép kín gồm: Chè, càphê, trồng cỏ chăn nuôi bò, trồng măng tre, đào ao nuôi cá trắm, rô phi, chép, mè, xen canh cùng cây ăn trái như sầu riêng, bơ..., đời sống của bà con đã được cải thiện. Riêng gia đình ông Khải thu nhập không dưới 350 triệu đồng/năm. Từ tấm gương đó, người dân trong bản làng đã tích cực noi theo. Không chỉ có người Mông mà đồng bào các dân tộc anh em khác như Nùng, K’Ho, Châu Mạ,... cũng thi đua sản xuẩt. Mỗi hộ có trung bình 4ha chè, càphê, hộ ít nhất cũng có hơn 1ha. 

Ngoài ra, những năm gần đây, bà con trong thôn còn mở rộng diện tích măng tre phục vụ công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Măng tre trồng chừng một năm rưỡi là bắt đầu cho thu hoạch, trung bình mỗi tuần thu khoảng 1 tạ măng tươi/1.000m2 (giá trung bình 3.000 - 5.000 đồng/kg măng chưa bóc vỏ). 

Mô hình sản xuất đa canh đã giúp thôn 10C giảm 23 hộ nghèo trong năm qua, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống kênh mương, đường giao thông nông thôn đang được chính quyền và người dân tích cực hoàn thiện. Thôn 10C đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí và được công nhận là Thôn văn hóa.
 

 

Bằng nguồn vốn trên 14 tỷ đồng của Nhà nước cộng với 600 triệu đồng vốn định canh định cư và 400 triệu đồng từ Chương trình 135, con đường trải nhựa xuyên suốt từ trung tâm xã Lộc Thành vào đến tận thôn, xóm đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2012; điện lưới quốc gia đã được kéo về thôn 10C với tổng chiều dài 10km.

 

Nguyễn Thi 
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 372

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 369


Hôm nayHôm nay : 22871

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1082131

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72764840