05:22 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nợ dân

Thứ bảy - 18/06/2016 11:47
(HQ Online)- Ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển khi tốc độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản 5 tháng đầu năm mới đạt 20%, vì "dự án có thể nợ chứ không thể nợ người dân", là những băn khoăn của người đứng đầu ngành Tài chính trong phiên họp của Thường vụ Quốc hội gần đây.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, khoản chi đầu tư phát triển năm 2015 đã được bố trí cao hơn dự toán và dự kiến năm 2016 cũng vậy. Để đảm bảo chi đầu tư phát triển 254.000 tỷ đồng như dự toán 2016, đã phải lùi khoản chi giảm nghèo đa chiều từ 15.000 tỷ đồng xuống còn 7.000 tỷ đồng.

Theo người đứng đầu ngành Tài chính, trong điều kiện dư địa về đầu tư vẫn còn, dự toán đã bố trí nhưng chưa giải ngân được bao nhiêu, thì cần dành ưu tiên chi thêm cho đầu tư phát triển.

Nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn là chuyện cũ khi có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vấn đề này được xới lên cách đây vài tháng khi Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020.

Trên thực tế, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản từng bước được khống chế, số nợ đọng giảm so với giai đoạn trước. Việc ứng trước vốn kế hoạch được siết chặt. Theo đó, chỉ ứng trước trong trường hợp thật sự cần thiết và phải xác định được khả năng hoàn trả theo kế hoạch trung hạn và hằng năm được duyệt.

Tuy nhiên, số nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ vẫn tăng dần qua các năm. Nếu như tính đến ngày 30-6-2013 là 43.358 tỷ đồng, thì đến thời điểm 31-5-2015 ước khoảng 86.995 tỷ đồng.

Trong kế hoạch năm 2015 các Bộ, ngành, địa phương đã bố trí thanh toán số nợ đọng xây dựng cơ bản là: 29.894 tỷ đồng. Số nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số tỉnh còn lớn cũng được "điểm mặt chỉ tên" như: Hà Giang (2.412 tỷ đồng), Ninh Bình (3.236 tỷ đồng), Đà Nẵng (1.391 tỷ đồng).

Việc nợ vốn người dân, doanh nghiệp cũng có những câu chuyện cười ra nước mắt. Gần đây, vụ việc "Đầu tư kênh mương 27 triệu khai khống... thành hơn 1 tỷ đồng" ở Gia Lai khiến dư luận bức xúc. Nhưng "người trong cuộc" là vị Chủ tịch xã, chủ đầu tư dự án cho rằng dù hồ sơ đã được nghiệm thu, thanh toán quyết toán nhưng tiền vẫn chưa trả cho nhà thầu, một số nợ của người dân vẫn chưa thu được nên các khoản tiền này... vẫn có thể khắc phục được.

Hay như chuyện nguyên bí thư, chủ tịch huyện Phước Long, Bạc Liêu cho huyện nhà vay tiền tỉ để làm nông thôn mới lấy lãi. Khi chưa bố trí được vốn, huyện này đã cho nhà thầu ứng vốn trước để thi công. Thậm chí có dự án đang thi công dở dang, hết vốn lại khởi công các dự án mới... nên số nợ lên đến gần 400 tỷ đồng. Khi ngân sách cạn kiệt không có tiền chi thường xuyên, vào thế bí, lãnh đạo huyện "phải" móc hầu bao cho ngân sách vay. Mọi chuyện vỡ lở từ đấy.

Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2015 cũng chỉ ra thực tế khi tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để.

Nợ đọng kéo dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như thất thoát, lãng phí, đầu tư kém hiệu quả. Để không còn tình trạng luẩn quẩn "vốn chờ công trình-công trình chờ vốn", thiết nghĩ, bên cạnh các quy định siết lại nhằm quản lý hiệu quả dòng vốn đầu tư của nhà nước, cần tạo sự thông thoáng trong giải ngân, tránh ứ đọng vốn.

Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, cần tập trung bố trí đủ vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách, có hiệu quả kinh tế - xã hội. Công tác giám sát thông qua Quốc hội, cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công cần được chú trọng hơn.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật đầu tư công, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu sẽ không còn là khẩu hiệu nếu được thực thi hiệu quả, công khai, minh bạch.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 190


Hôm nayHôm nay : 27122

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 839495

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64825439