22:29 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nỗ lực đưa điện lưới quốc gia đến vùng cao

Thứ hai - 15/04/2019 05:10
Hiện nay, trên địa bàn Bình Định còn 6 làng vùng cao thuộc 2 huyện Vân Canh và Vĩnh Thạnh chưa có điện lưới quốc gia.
12-19-58_1
Thanh niên Tỉnh đoàn Bình Định cõng thiết bị lên làng O2 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh) lắp điện mặt trời cho 50 hộ dân

Không có điện, ắt là không thể phát triển kinh tế, ngoài ra, người dân ở đây còn “đói” đời sống tinh thần vì không thể sử dụng các phương tiện nghe nhìn.  

Nỗi lòng người dân “đói” điện

6 làng vùng cao ở Bình Định hiện chưa có điện lưới quốc gia là làng Chồm, làng Cát, làng Canh Tiến, làng Kà Bông thuộc xã Canh Liên và làng Canh Giao thuộc xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh); làng O2 thuộc xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh).

Ông Đinh Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã Canh Liên cho biết, là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vân Canh (Bình Định), xã có 8 làng thì đã có đến 4 làng hiện vẫn chưa có điện lưới quốc gia. “Đói” điện, bà con ở đây “đói” luôn những nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần, cả việc phát triển kinh tế cũng “bó tay”. “Chúng tôi rất mong Nhà nước đưa điện lưới quốc gia về các làng này để bà con có điều kiện phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống”, ông Diễn bộc bạch.

Một người dân ở làng Kà Bông, ông Đinh Văn Đoàn, than thở: “Làng mình chưa có điện, phải lấy ánh sáng của bếp củi và đèn dầu “làm điện” để sinh hoạt. Tối đến, nhìn cả làng thấy nhà nào cũng tù mù trong cái ánh sáng le lói. Không có điện thì không được xem tivi như người dân nhiều làng khác, do vậy người làng mình “đói” thông tin dữ lắm. Trong làng có vài nhà mua được đài lắp pin để nghe tin tức, nhưng đài nhỏ thì không đủ cho cả nhà nghe mà đài to thì tốn nhiều pin. Đêm xuống là lũ trẻ trong làng đi ngủ chứ chẳng thể học hành gì được”.

Chuyện “điện đóm” ở làng Canh Tiến (xã Canh Liên) nghe cũng chẳng “sáng sủa” gì hơn. Vào năm 2000, Nhà nước cấp cho làng Canh Tiến 1 máy phát điện 10 ngựa, công suất chỉ đủ thắp sáng được cho 60 hộ, nhưng do phải cung cấp cho 127 hộ nên máy quá tải, cháy.

Máy hỏng, được cấp máy mới, công suất lớn hơn, 28 ngựa. Cứ thế tính đến nay đã được cấp 5 máy, nhưng không máy nào trụ được, mang về chạy được vài tháng là hỏng. Máy hỏng, mỗi gia đình góp mỗi ít, được năm ba triệu để sửa, chạy được vài ba hôm lại trục trặc.

Ông Nguyễn Văn Lam, 1 người dân ở đây, kể: “Mỗi khi chính quyền thôn họp dân đều khuyến cáo chỉ được thắp sáng chứ đừng dùng máy hát, đầu câm âm ly, điện quá tải sẽ hỏng. Thế nhưng họ không nghe, bảo “sướng tai” được lúc nào hay lúc ấy, khi nào máy điện hỏng thì nhịn”.

Cùng chung tình cảnh, người dân ở làng O2 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) cũng khốn đốn sống đời không điện.

12-19-58_2
Người dân ở làng vùng cao O2 mới chỉ được sử dụng điện mặt trời

Ông Đinh Lời, Trưởng làng O2, tâm sự: “Làng nằm trên đỉnh núi Konlon, đường sá cách trở nên điện lưới quốc gia chưa lên tới nơi. Năm 2018, thấy làng khổ quá, Tỉnh đoàn Bình Định cùng với các đơn vị tài trợ hỗ trợ làng lắp đặt 28 bộ pin năng lượng mặt trời. Nhưng cũng chỉ giúp thắp sáng vào ban đêm, còn để sản xuất thì không đủ. Cả làng O2 có 50 hộ dân, 200 nhân khẩu nhưng có đến 44 hộ nghèo”.  

Năm 2020, phủ điện các làng vùng cao

Theo Sở Công thương Bình Định, chuyện kéo điện lưới quốc gia về 6 làng vùng cao ở tỉnh này đã nằm trong Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 của Chính phủ.

Bộ Công thương cũng đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia cấp cho Bình Định, TCty Điện lực miền Trung được giao làm chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013 - 2016 do vốn ngân sách Nhà nước cấp cho ngành điện quá ít nên chưa thể triển khai.

Theo ông Ngô Văn Tổng, GĐ Sở Công thương, Sở này đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Công thương đăng ký kế hoạch, danh mục đầu tư tiểu dự án cấp điện nông thôn sử dụng vốn ODA do EU tài trợ.

Giữa tháng 12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1740/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo (giai đoạn 2016 - 2020), trong đó có các làng Canh Tiến, làng Chồm, làng Cát, làng Kà Bông xã Canh Liên, làng Canh Giao xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh) và làng O2 xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh); tổng kinh phí đầu tư lưới điện cho 6 làng vùng cao nói trên là hơn 37 tỉ đồng.

“Trong thời gian đến, Sở Công thương Bình Định sẽ phối hợp với các ngành để sớm triển khai dự án cấp điện lưới quốc gia cho các làng ở huyện Vân Canh và Vĩnh Thạnh. Phấn đấu đến năm 2020, tất cả 6 làng nói trên sẽ có điện lưới quốc gia”, ông Ngô Văn Tổngcho hay.
Theo Vũ Đình Thung/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 300

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 294


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1221764

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71449079