17:42 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân hưởng lợi kép

Thứ ba - 02/06/2015 11:41
“Với việc đưa giống lúa chất lượng cao LH12 mới vào sản xuất trên cánh đồng mẫu, không chỉ giúp cho nông dân có cơ hội tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ, từ đó đã giúp tăng được thu nhập đáng kể cho bà con”.

 

Ông Nguyễn Văn Hưởng – Chủ tịch UBND xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, Hà Nam chia sẻ với NTNN về thành tích phát triển kinh tế của địa phương tại hội nghị đánh giá xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao LH12 tại Hà Nam mới đây.

Nông dân được lợi kép

Được biết, giống lúa LH12 là giống phục vụ cho dự án khuyến nông trung ương “Xây dựng cánh đồng mẫu tại các vùng trồng lúa chủ yếu” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) chủ trì, phối hợp Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), Sở NNPTNT Hà Nam triển khai với quy mô 50ha, tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng trong vụ xuân 2015.

 

 Nong dan huong loi kep

Các đại biểu thăm quan mô hình lúa chất lượng cao LH12 ở xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, Hà Nam ngày 29.5.

Trước khi chưa dồn điền đổi thửa (DĐĐT), cứ vào mùa vụ, gia đình bà Đỗ Thị Thanh ở thôn Phương Đàn, xã Lê Hồ, lại phải vất vả chở phân, giống, vật tư đến các khu ruộng ở các nơi trong xã để sản xuất. Nhưng từ năm 2010 đến nay, nhờ xã DĐĐT thành công, hộ nhà bà chỉ còn hơn 1 thửa nên việc sản xuất không chỉ thuận tiện mà còn giảm được nhiều chi phí đầu vào.

Niềm vui được nhân đôi hơn với hộ bà Thanh và nhiều hộ khác khi vụ đông xuân 2015 năm nay, xã Lê Hồ được chọn tham gia triển khai dự án khuyến nông xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa giống lúa LH12 vào sản xuất. Bà Thanh cho biết: Cái được nhất khi vào cánh đồng mẫu lớn là bà con nông dân trong xã chúng tôi đã được các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông giúp đỡ kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật gieo sạ, cấy máy vào, đã giảm chi phí đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu… “Đặc biệt là sau khi thu hoạch lúa, bà con đã được doanh nghiệp phối hợp là Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An thu mua với giá cao nên ai cũng phấn khởi” – bà Thanh chia sẻ.

Ông Hưởng cho biết: Là xã thuần nông, nông dân chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp là chính, nên trong những năm gần đây, xã đã đẩy nhanh quá trình DĐĐT và tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, đã góp phần năng cao thu nhập cho người dân toàn xã lên mức trung bình trên 20 triệu đồng/người/năm.

Hiệu quả từ mô hình liên kết 4 nhà

Trao đổi với NTNN, ông Nguyễn Quốc Đạt – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã DĐĐT được khoảng 90% diện tích. Từ đó, đã tạo ra động lực cho tỉnh xây dựng được nhiều mô hình mới cho thu nhập cao và góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích. Như năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng được 6 mô hình điểm cánh đồng mẫu có sự liên kết 4 nhà, với tổng diện tích khoảng 200ha (mỗi huyện, thành phố 1 mô hình điểm từ 30ha trở lên/cánh đồng/xã). Hiệu quả là mỗi mô hình tăng năng suất trên 15% so với sản xuất đại trà.

 

 Nong dan huong loi kep

TS Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc TTKNQG Báo cáo CTXDCĐML  các vùng trồng lúa chủ yếu phía bắc tại Hội nghị.

Cũng theo ông Đạt, trong vụ đông xuân 2015, Sở đã phối hợp Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) và Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu áp dụng cơ giới hóa, liên kết sản xuất chuỗi giá trị giống lúa chất lượng LH12”, với quy mô 50ha. Đến nay mô hình đã cho kết quả năng suất từ 67 tạ đến trên 70 tạ/ha, nâng hiệu quả kinh tế lên từ 20-25% so với trước.

 

TS Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông cho biết: Việc đưa giống lúa chất lượng cao nói chung và giống LH12 nói riêng vào sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn là một hướng đi đúng, phù hợp với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Bộ NNPTNT đang triển khai, nhằm năng cao năng suất các giống lúa, giúp nông dân tăng thu nhập.

“Xây dựng được mô hình sản xuất lúa hàng hóa theo chuỗi giá trị gắn kết từ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đến hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân theo phương thức cánh đồng mẫu lớn (50ha/mô hình ở đồng bằng sông Hồng và 100ha/mô hình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long) không chỉ giúp giảm chi phí đầu tư đầu vào, giảm được sâu, bệnh mà còn mang lại hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt trên 15% so với sản xuất lúa đại trà” – ông Thanh nhấn mạnh.

Lúa LH12 có khả năng chống đổ trung bình, chống chịu khá hầu hết các loại sâu, bệnh nguy hiểm như đạo ôn, rầy nâu…, năng suất đạt trung bình từ 60-70 tạ/ha với chất lượng gạo ngon tương đương với  Bắc Thơm số 7. 
Trần Quang- Thu Thủy
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 80255

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73127226