20:25 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân năng động những vẫn cần chính quyền hỗ trợ

Thứ sáu - 15/08/2014 03:39
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, nông dân năng động, sáng tạo nhưng chính quyền địa phương vẫn cần quan tâm hỗ trợ về thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật để phát triển sản xuất, không nên để họ phải "tự sản tự tiêu" trong chuyện làm ăn.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh gặp gỡ nông dân huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Ảnh: VGP/Thành Chung

Tiếp tục chuyến công tác một số tỉnh niềm núi Tây Bắc, sáng 15/8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tới thị sát tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Huyện Cao Phong, một trong những địa danh trồng cam nổi tiếng ở miền Bắc, đang thay đổi từng ngày nhờ thế mạnh từ nông nghiệp và cách làm năng động, sáng tạo của chính quyền và nhân dân các dân tộc sinh sống tại địa phương.

Trên đường từ Quốc lộ 6 vào các bản làng là cả một vùng cam được trồng tràn từ đồng ruộng lên cả những ngọn đồi, xen lẫn với những ruộng mía rộng vài héc ta mỗi ruộng.

Đoàn công tác đã ghé thăm nhà ông Cao Công Thành (xã Nam Phong), vườn cam nhà ông có khoảng 1.000 gốc. Vụ vừa qua, gia đình ông thu được từ cam tới 500 triệu đồng, cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa và mía trước đây. Thời điểm dịp Tết, cam của ông Thành bán với giá cao nhất là 50.000 đồng/kg, còn trung bình cũng khoảng trên 30.000 đồng/kg.

Chia sẻ với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, ông Thành cho biết cam Cao Phong do ngon nên giá cao, vì thế thu hoạch đến đâu là bán ngay tại vườn đến đấy. Cách đây 5 năm, khi bắt đầu vào vụ thu hoạch đầu tiên, ông Thành đã thoát khỏi diện nghèo.

Những ngày đầu chuyển đổi từ lúa sang cam, ông Thành và nhiều người khác cũng học hỏi kinh nghiệm của hàng xóm láng giềng. Sau vài năm, ông đã nắm vững các kỹ thuật chăm sóc cho cây cam.

Xóm của ông Thành có tới 60 hộ trồng cam, trong đó có anh Bùi Đức Hậu, mới ngoài 30 tuổi và đã thoát nghèo 3 năm nay. Ngoài trồng cam, anh Hậu còn trồng thêm cả mía, giống cây rất hợp đất Cao Phong. Thị trường mía của anh Hậu không phải dành cho nhà máy mía nào mà chỉ để phục vụ cho nhu cầu giải khát của người dân ở Hòa Bình và vùng Hà Nội. Chừng đó thôi cho anh thu nhập 300 triệu đồng/năm.

Lãnh đạo huyện Cao Phong cho biết, cây mía chỉ để trồng thêm do diện tích không thể phát triển hơn. Nhưng với cây cam, hiện nay toàn huyện đã có 1.000 ha (tăng gấp đôi sau 4 năm). Tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong đã xây dựng quy hoạch và tự tạo giống cam để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, đồng thời hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho quả cam Cao Phong.

Huyện Cao Phong đã làm việc với Tổng Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Hà Nội (Hapro) để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho cam tại các siêu thị trong hệ thống Hapro và các thị trường khác.

Không chỉ phát triển cam trong phạm vi huyện, lãnh đạo và nhân dân huyện Cao Phong còn hợp tác với các huyện khác trong việc mở rộng diện tích trồng, hỗ trợ giống, kỹ thuật và tỷ lệ lợi nhuận được chia đều cho hai bên.

Phó Thủ tướng cho rằng Cao Phong phải quan tâm hỗ trợ về thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển hơn nữa chất lượng, sản lượng của cây cam, không nên để nông dân phải tự làm. Ảnh: VGP/Thành Chung

Câu chuyện của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh với nông dân và lãnh đạo huyện Cao Phong chỉ xoay quanh cây cam, cây mía, nhưng hiệu quả của việc tổ chức sản xuất loại cây này là tác động đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới ở đây.

Toàn huyện có 12 xã, đạt trung bình 10 tiêu chí/xã, trong đó có xã Dũng Phong đạt 16 tiêu chí và dự kiến hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2014. Đời sống nhân dân được nâng cao nên tỷ lệ đóng góp trong nhân dân cho xây dựng nông thôn mới trong 3 năm qua đạt hơn 86 tỷ đồng (chiếm 30% tổng nguồn vốn huy động cho chương trình).

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao tính năng động, sáng tạo của nhân dân và chính quyền huyện Cao Phong trong xây dựng nông thôn mới với trọng tâm là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng huyện phải quan tâm hỗ trợ về thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển hơn nữa chất lượng, sản lượng của cây cam, không nên để nông dân phải "tự sản tự tiêu" trong chuyện làm ăn. Để làm được điều này, địa phương cần nghiên cứu, hỗ trợ thành lập các mô hình liên kết sản xuất, hợp tác xã tự nguyện của nông dân, qua đó cung ứng vật tư, giống tốt cho nông dân.

Ngoài ra, huyện Cao Phong tiếp tục thực hiện chỉ dẫn địa lý cho cây cam để duy trì sự tin cậy của sản phẩm trên thị trường.

Đối với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nói chung, Phó Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện lâu dài, thường xuyên, không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành 19 tiêu chí.

Thành Chung
Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 525

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 524


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1349150

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74396121