04:57 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân xây nhà, mua xe nhờ làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm

Thứ năm - 06/04/2017 12:01
Tại vùng cao xa xôi còn nhiều khó khăn, người dân vốn chỉ quen với trồng lúa, ngô giờ đang làm giàu bằng nghề trồng dâu nuôi tằm ngay trên mảnh đất của mình.

Tại vùng biên giới xa xôi còn nhiều khó khăn của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, người dân vốn chỉ quen với trồng lúa, ngô giờ đang làm giàu bằng nghề trồng dâu nuôi tằm ngay trên mảnh đất của mình. Hằng năm, mỗi hộ dân ở đây thu từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.

nong-dan-xay-nha-mua-xe-nho-lam-giau-tu-trong-dau-nuoi-tam

 

Anh Nông Văn Hoàn, xóm Nà Hôm, xã Hồng Trị (Bảo Lạc) kiểm tra kén tằm. Ảnh: báo Cao Bằng

Lợi ích kinh tế của nghề trồng dâu nuôi tằm đã được dân gian tổng kết bằng câu “nuôi lợn cả năm không bằng nuôi tằm một lứa”. Nhưng cũng như câu nói: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, sự bận rộn vất vả trong nghề đòi hỏi sự kiên trì đến cùng.

Theo báo Cao Bằng, trong căn nhà sàn truyền thống của người Tày, anh Nông Văn Hoàn, xóm Nà Nôm, xã Hồng Trị (Bảo Lạc) chia sẻ, có được thành công như hôm nay là kết quả của nhiều lần chuyển đổi nghề,học tập và cần mẫn chăm sóc. Năm 2012, thấy mô hình trồng dâu nuôi tằm ở Phiêng Mòn, xã Cô Ba (Trung Quốc) đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh sang tận nơi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và năm 2013 chính thức đầu tư mua 25.000 hom giống dâu về trồng trên 0,75 ha đất canh tác của gia đình. Tháng 3/2014, anh sang Trung Quốc mua giống tằm về nuôi. Tuy nhiên, trong 8 lứa tằm ban đầu, chỉ thu hoạch được 2 lứa đầu hơn 140 kg kén; 6 lứa tằm sau do không có kinh nghiệm, tằm bị bệnh như chảy mủ, chạy bỏ nong… nên không cho thu hoạch.

Không nản lòng trước thất bại, anh tiếp tục học hỏi và đầu tư. Năm 2015, anh nuôi được 12 lứa tằm, trừ chi phí cho thu nhập 120 triệu đồng. Năm 2016, anh nuôi 11 lứa tằm, bình quân mỗi lứa cho thu 80 – 90 kg kén, trừ chi phí thu 145 triệu đồng.

Theo anh Hoàn, để thành công cần áp dụng nghiêm quy trình kỹ thuật nuôi tằm. Chỗ nuôi tằm phải khô ráo, nền láng xi măng sạch sẽ, xung quanh quây bằng bạt đảm bảo kín gió, được khử trùng. Tằm được nuôi trên nong trong 10 ngày rồi chuyển xuống sàn xi măng. Nuôi tiếp thêm 5 ngày nữa thì tằm vào kén và khoảng 18 ngày có thể xuất bán. Mỗi năm anh nuôi 2 vụ, 10 – 12 lứa tằm (tùy thuộc vào lượng lá dâu thu hoạch), bình quân đạt 70 kg kén/lứa, cao đến 80 – 90 kg kén/lứa. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi tằm đạt năng suất cao, anh Hoàn cho biết thêm là theo hướng dẫn, bà con thường chăn tằm 3 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều. Buổi tối tằm không được ăn nên năng suất bình quân chỉ đạt 50 kg kén/lứa. Căn cứ theo sản lượng lá dâu, anh chăn tằm 4 – 5 lần/ngày, đến 9 giờ tối tằm được chăn nên khi thu hoạch, tằm cho kén to, nặng, năng suất cao hơn.

Đến nay, nghề trồng dâu nuôi tằm của Bảo Lạc đã phát triển, nhân rộng ra nhiều xã biên giới: Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân đến nội địa như: Hồng Trị, Bảo Toàn… với diện tích tăng lên 110,97 ha dâu. Từ trồng dâu nuôi tằm, ngoài mô hình của anh Nông Văn Hoàn, xóm Nà Nôm, xã Hồng Trị cho thu nhập hơn trăm triệu đồng/năm, tại Bảo Lạc đã xuất hiện các triệu phú như: Nguyễn Văn Và, Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Văn SLấn…, xóm Phiêng Mòn, xã Cô Ba; Hoàng Việt Hùng, xóm Khuổi Đẩu, xã Cốc Pàng; Nông Văn Chấn, Nông Văn Bằng, Lều Văn Vạn, xã Hồng Trị; Lương Văn Đỗ, Hoàng Văn Thăng, xã Bảo Toàn và rất nhiều hộ khác trồng khoảng 30.000 gốc dâu, mỗi năm nuôi 6 – 7 lứa tằm, bán kén cho thu nhập 50 – 60 triệu đồng/năm.

nong-dan-xay-nha-mua-xe-nho-lam-giau-tu-trong-dau-nuoi-tam

 

Anh Trần Tô Thành làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm đang kiểm tra ruộng dâu. Ảnh: báo Yên Bái 

Cùng với chè, tre măng Bát Độ, cây dâu tằm là một trong những cây trồng mũi nhọn của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Nông dân Trấn Yên năm 2014 đã thu về 16 tỷ đồng nhờ làm giàu từ trồng dâu nuôi tằm – con số không nhỏ với vùng đất thuần nông.

Báo Yên Bái đưa tin, bốn năm về trước, anh Trần Tô Thành ở thôn 15 là một trong những người dân ở xã mạnh dạn chuyển đổi những ruộng lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu với diện tích 1,3ha. Anh cho biết: “Ban đầu, do không có kỹ thuật nuôi, tằm bị đủ loại bệnh như: bủng, nấm… Khi được hỗ trợ làm nhà tằm, hướng dẫn kĩ thuật, đồng thời, học hỏi thêm từ các hộ nuôi lâu năm và rút kinh nghiệm thực tế, đến nay, mỗi tháng, gia đình đưa vào ươm nuôi gối lứa 10 vòng trứng, trừ các chi phí thu cũng thu về trên chục triệu đồng”.

Chẳng chê cái nghề “ăn cơm đứng”, những triệu phú vùng dâu đã xuất hiện ngày một nhiều, cuộc sống của người dân Trấn Yên, Yên Bái ngày một ấm no nhờ những ruộng dâu xanh, nong tằm vàng nhả tơ “dệt” những trang đời mới.

Theo Dũng Linh/vfpress.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 315

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 313


Hôm nayHôm nay : 58918

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1117219

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71344534