13:09 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân "xé rào"

Thứ tư - 28/11/2012 07:56
Theo dự báo vụ ĐX 2012-2013, tỉnh Bình Định sẽ phải đối mặt với hạn hán. Để tránh tình trạng lúa sạ xong không có nước tưới, tỉnh đã khoanh vùng, cắt giảm không gieo sạ 1.500 ha tại những vùng không có nước tưới. Tuy nhiên nông dân không tuân thủ, cứ điềm nhiên làm đất gieo sạ.

“Đói” nước ngay đầu vụ

Những diện tích trên chân ruộng 3 vụ/năm đã bắt đầu xuống giống từ ngày 25/11, trước lịch thời vụ 5 ngày theo cách cấp nước đến đâu, làm đất gieo sạ đến đó tránh thất thoát nước. Thế nhưng mới chỉ mới chớm vụ SX mà tình hình thiếu nước đã diễn ra gay gắt.

Tại huyện Phù Cát, khắp các cánh đồng, từ những chân ruộng cao đến những diện tích ruộng trũng đều đang “ngửa mặt” chờ nước để nông dân làm đất. Mặc dù ngành thủy lợi đã dồn mọi nỗ lực nhưng việc đưa nước về trong thời điểm này là bất khả thi.

Ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Cty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết: “Phù Cát sẽ là địa phương phải đối mặt với hạn hán gay gắt trong vụ ĐX này. Bởi hồ chứa nước Hội Sơn là hồ lớn, có nhiệm vụ tưới cho 3.200 ha lúa/vụ, thế nhưng lượng nước có trong hồ chỉ đảm bảo tưới được 1.500 ha. Số diện tích còn lại rất gay go”.

Xã Cát Tân là địa phương bị thiếu nhất nghiêm trọng nhất của huyện Phù Cát. Ông Nguyễn Văn Kê, Chủ tịch UBND xã Cát Tân, cho hay: “Qua khảo sát, trong 450 ha canh tác cây lúa trong vụ ĐX này, có đến hơn 200 ha sẽ bị thiếu nước SX. Địa phương tích cực vận động nhân dân tận dụng tất cả các nguồn nước nhưng cũng chỉ đáp ứng được cho dưới 100 ha”.

Chưa năm nào huyện Phù Cát phải đối mặt với tình trạng hạn hán sớm như năm nay. Tổng lượng mưa trung bình trên địa bàn huyện từ đầu năm đến nay chỉ có 1.236 mm, bằng 56% so lượng mưa trung bình hàng năm. Lượng nước chứa được tại hồ Hội Sơn chỉ đạt 18,4%, hồ Suối Tre đạt 16% so dung tích; 22 hồ chứa nhỏ còn lại chỉ tích được 4,38 triệu m3, đạt 28% dung tích.

“Trong vụ ĐX này, Phù Cát có gần 3.000 ha thiếu nước, trong đó có trên 2.000 ha không SX cây lúa được. Những vùng không có nước tưới, chúng tôi đã khaonh vùng, thông báo cho dân để chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác. Thế nhưng mặc cho ngành chức năng khuyến cáo, họ vẫn bất chấp, cứ gieo sạ lúa ”, ông Vũ Quốc Bảo, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát nói.

Xé rào

Chưa đến thời điểm gieo sạ mà cánh đồng thuộc thôn Thái Bình, xã Cát Tài (Phù Cát) đã có nhiều diện tích cây lúa mọc được hơn 1 gang tay, chứng tỏ những đám ruộng này đã được nông dân gieo hơn 10 ngày qua. Không tuân thủ lịch gieo sạ đã đành, cả 10 ha  này thuộc diện thiếu nước tưới trầm trọng đã được chính quyền địa phương khoanh vùng, không cho sạ lúa vụ này giờ xanh um cây mạ.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp Cát Tài cho biết: “Theo chỉ đạo của UBND huyện, chúng tôi đã tiến hành khoanh vùng những chân ruộng cao nước tưới không thể đến được, khuyến cáo nông dân không được xuống giống lúa mà chuyển sang cây trồng cạn. Thế nhưng nông dân vẫn tự ý gieo sạ mặc dù đó là những diện tích nằm ngoài vùng phân nước. Chẳng chóng thì chầy, những diện tích nói trên sẽ bị chết cháy”.

“Các địa phương cần phải căn cứ vào phân vùng tưới của ngành chức năng và phải chỉ đạo quyết liệt, đồng thời phối hợp với các hội, đoàn thể tuyên truyền cho nông dân biết rõ tình hình thiếu nước và nguy cơ hạn hán gay gắt. Có như thế, vụ ĐX mới tránh được tình trạng mất mùa tràn lan”, ông Nguyễn Văn Phú.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, trước khi bước vào vụ ĐX 2012-2013 trong tình trạng thiếu nước tưới nghiêm trọng, ngành chức năng đã làm việc với 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh để rà soát những diện tích thiếu nước SX. Theo đó, quyết định cắt giảm 1.500 ha diện tích SX lúa, chuyển sang cây trồng ít sử dụng nước tưới.

Đồng thời thành lập các hội đồng phân phối nước tại các địa phương, đề ra kế hoạch cấp nước hợp lý tùy thực tế từng địa phương để đảm bảo mùa vụ. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của ngành chức năng kể như đã “phá sản”, khi nông dân không tuân thủ, vẫn gieo sạ ở những vùng ruộng không nằm trong vùng phân nước tưới.

Ông Nguyễn Văn Phú tiên đoán: Khi nông dân xé rào, vẫn sạ những diện tích không nằm trong vùng tưới, trong thời gian đến chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp nước tưới. Tình trạng đó sẽ dẫn tới lịch cấp nước của ngành thủy lợi bị đảo lộn, dẫn tới hậu quả rất khó lường. Bởi khi ấy, không chỉ những diện tích “xé rào” bị chết khát, mà cả những diện tích trong vùng tưới cũng sẽ lâm cảnh "chết cháy”

Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 143


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 953129

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72635838