03:32 EDT Thứ ba, 23/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông - lâm kết hợp: Vẫn còn nhiều thách thức trong triển khai

Thứ năm - 27/08/2015 03:25
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, áp dụng nông - lâm kết hợp đòi hỏi các chính sách tiếp cận phải được lồng ghép, với sự hợp tác về chính sách của các bộ, mang tính liên ngành...
Ngày 25/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng Tổ chức Nông lâm thế giới (ICRAF) tổ chức buổi đàm thoại về chính sách nông - lâm kết hợp ở Việt Nam.

Toàn cảnh buổi đàm thoại

Tại buổi đàm thoại, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lê Quốc Doanh cho hay, nông – lâm kết hợp  là mô hình đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất từ lâu, trong đó, nhiều nông dân đã xem nông - lâm kết hợp là một hợp phần quan trọng giúp nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.
Làm rõ hơn những lợi ích của việc áp dụng nông - lâm kết hợp, ông La Nguyễn – chuyên gia ICRAF tại Việt Nam cho biết, nếu được bố trí và quản lý hợp lý, các hệ thống nông - lâm kết hợp đảm bảo được năng suất cây hàng năm, hệ thống rễ của cây lâu năm có lợi ích trong bảo tồn tài nguyên đất.
Tại Việt Nam hiện nay, một vài hệ thống nông – lâm kết hợp đã được đánh giá. Cụ thể, tại Đắc Lắk, hệ thống gồm sầu riêng – tiêu – cà phê – đỗ xanh – ngô trong 2 năm đầu cho thu nhập chủ yếu từ cây hàng năm là đỗ xanh và ngô; cà phê cho thu hoạch bắt đầu từ năm thứ 3, sầu riêng cho thu hoạch từ năm thứ 5, cho lãi khoảng 73 triệu đồng/ha/năm.
Hệ thống nông – lâm kết hợp gồm điều – bí ngô – đỗ xanh – ngô, tính trung bình hệ thống này cho lãi khoảng 48 triệu/ha/năm.
Hệ thống nông - lâm kết hợp tốt cho nhiều loại nông sản làm tăng thu nhập cho người nông dân và cũng đem lại lợi ích cho các dịch vụ sinh thái và môi trường như lưu trữ các-bon, đa dạng sinh học, giảm xói mòn đất do gió và nước, tăng độ phì nhiêu của đất và cải thiện chất lượng nước và không khí.
Tuy nhiên, để phát triển mô hình này, Việt Nam còn đang gặp nhiều thách thức, như: thiếu chính sách về nông lâm kết hợp; thiếu sự hỗ trợ cho người dân; chất lượng sản phẩm không ổn định và thiếu liên kết với thị trường tiêu dùng...
Mở rộng hơn quan điểm của ông La Nguyễn, bà Nguyễn Mai Phương đồng nghiệp của ông tại  ICRAF Việt Nam cho hay, đến nay, người nông dân vẫn thiếu một chiến lược kinh doanh cụ thể vì những hạn chế trong kiến thức về sản xuất và thông tin về dự đoán nhu cầu thị trường. Kết quả, giá bán sản phẩm tại vườn luôn thấp hơn từ 20%-30% giá thị trường.
“Đồng thời, người dân áp dụng nông - lâm kết hợp còn gặp nhiều khó khăn về quyền sử dụng đất, thủ tục giao đất cho dân của chính quyền địa phương còn chậm, do thiếu kinh phí và thủ tục hành chính phức tạp...”, bà Mai Phương chỉ rõ.
Trong bối cảnh hậu quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng nặng nề, các đại biểu tham gia buổi đàm thoại đồng quan điểm rằng, phát triển nông – lâm kết hợp là một trong những cách tiếp cận nhằm ứng phó với du canh và biến đổi khí hậu.
Để giúp cải thiện hiệu quả việc áp dụng mô hình nông - lâm kết hợp tại Việt Nam, GS, TS. Đặng Kim Vui, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho rằng, người nông dân hoặc hộ gia đình phải đảm bảo được các nguồn lực chủ yếu về: con người (lao động, kiến thức, kỹ năng); tự nhiên (đất đai); nguồn lực xã hội (liên kết, mạng lưới, hợp tác), nguồn lực vật chất (vật tư, cây con, phân bón)…
Bên cạnh đó, để phát triển nông - lâm kết hợp trên diện rộng, chính sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp loại trừ các rào cản pháp lý và thể chế trong phát triển nông lâm kết hợp, khuyến khích các kết quả có lợi của nông lâm kết hợp và bù đắp cho người dân về chậm thu nhập trong thời gian đầu thiết lập mô hình này.
Ở góc độ cơ quan quản lý, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, áp dụng nông - lâm kết hợp đòi hỏi các chính sách tiếp cận phải được lồng ghép, cần phải xây dựng chính sách mới về nông - lâm kết hợp, với sự hợp tác về chính sách của các bộ, mang tính liên ngành về giao đất và lập kế hoạch sử dụng đất, đầu tư vào các khuyến khích kinh tế...
Bên cạnh đó, cần áp dụng chính sách tiếp cận hệ thống nông - lâm kết hợp, cần cải thiện toàn bộ chuỗi giá trị nông lâm kết hợp từ việc cung cấp giống cây cho người dân đến công tác chế biến sau thu hoạch để đến tay người tiêu dùng...
“Đặc biệt, cần khuyến khích hỗ trợ tất cả các nông hộ bằng cách giảm hỗ trợ bằng tiền các hộ gia đình có điều kiện để chuyển đổi từ cây trồng hàng năm và sự phụ thuộc vào trợ cấp thành các giải pháp dài hạn hơn”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh./.
Lê Thủy
theo kinhtevadubao
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 34749

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1054604

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 65040548