22:56 EST Thứ sáu, 17/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp ĐBSH: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ bảy - 18/05/2019 10:08
Việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là rất cần thiết trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng. Để làm được điều này cần cơ cấu lại ngành chăn nuôi và áp dụng chăn nuôi an toàn, theo chuỗi khép kín.

Hà Nam: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Những năm gần đây, các loại dịch bệnh nguy hiểm đã xuất hiện và ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi của tỉnh, như: Dịch lở mồm long móng (LMLM), dịch tai xanh trên đàn lợn, dịch tả lợn cổ điển, dịch cúm gia cầm… 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh là rất cần thiết trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng. Để làm được điều này cần cơ cấu lại ngành chăn nuôi. Trong đó, yếu tố quan trọng là phải dần từng bước loại bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Đồng thời, thay thế bằng chăn nuôi theo hướng tập trung có khả năng bảo đảm được các quy trình kỹ thuật và đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh xây dựng khu chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Bình Lục cung cấp nguyên liệu lợn sạch cho nhà máy chế biến của Tập đoàn Masan, hướng đến cả 12 xã trong tỉnh đã được quy hoạch… Tiếp tục phát triển khu chăn nuôi bò sữa, bò thịt tập trung đã được xây dựng. Từ năm 2020 khi Luật Thú y chính thức có hiệu lực, cần thực hiện tốt việc quản lý chăn nuôi. Theo đó, người chăn nuôi phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh mới được cấp phép đầu tư mở rộng sản xuất.

Riêng về dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến rất phức tạp. Đây là thiệt hại rất lớn đối với ngành chăn nuôi và kinh tế của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, từ đợt dịch này các cấp chính quyền và người dân cần nhìn nhận, thấy rõ được sự cần thiết của việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và loại bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ, kém hiệu quả, đang gây khó khăn nhất định cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

vung_chan_nuoi_an_toan-08_09_08_713.jpg
Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình bà Trần Thị Thu, xã Đức Lý (Lý Nhân).

Nam Định: 14 xã, phường, thị trấn đã qua 7 ngày không phát sinh bệnh DTLCP

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến ngày 11/5/2019, trên địa bàn tỉnh dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 211 xã, phường, thị trấn của cả 10 huyện, thành phố. Tổng số lợn chết, tiêu hủy là 130.772 con tại 22.276 hộ chăn nuôi; tổng trọng lượng tiêu hủy 6.819,3 tấn...

Song đến hết ngày 12/5 có 14 xã, phường, thị trấn đã qua 7 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi phải tiêu hủy, bao gồm: Phường Trần Đăng Ninh (26 ngày); phường Trần Tế Xương (20 ngày); xã Lộc An, Quang Trung (14 ngày); phường Cửa Nam, xã Xuân Phương (11 ngày); phường Lộc Hạ, xã Yên Hưng (10 ngày); xã Mỹ Hưng, Giao Lạc (9 ngày); phường Lộc Vượng, xã Bạch Long, Yên Dương (8 ngày) và Thị trấn Mỹ Lộc (7 ngày).

Để quản lý, kiểm soát khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương và người chăn nuôi chủ động triển khai đồng bộ, nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa các giải pháp phòng, chống dịch, tiến tới ngăn chặn và chấm dứt tình trạng phát sinh mới các ổ dịch, góp phần bảo vệ sản xuất.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh phối hợp với các sở, ngành xây dựng nội dung và tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; tuyên truyền để người tiêu dùng không tẩy chay các sản phẩm thịt lợn sạch, an toàn.

Các địa phương tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tránh phát tán mầm bệnh, ô nhiễm môi trường. Thành lập các chốt kiểm dịch tại đầu mối giao thông của tỉnh, huyện, xã; đồng thời thành lập các đội kiểm tra lưu động, đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm soát hoạt động vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn.

Các cơ sở chăn nuôi có biện pháp ngăn chặn chim, chuột và các loại côn trùng xâm nhập vào chuồng nuôi lợn; chủ động mua hóa chất, vôi bột thực hiện tiêu độc, khử trùng thường xuyên sử dụng đèn tia cực tím để khử trùng vật dụng trong chăn nuôi, thức ăn cho lợn.

Các thôn, xóm huy động lực lượng tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực thôn xóm, thực hiện giám sát chặt chẽ hệ thống kênh mương trên địa bàn, không để người chăn nuôi vứt lợn chết ra kênh mương làm ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ lực lượng thú y cơ sở, người hành nghề thú y tự do yêu cầu ký và thực hiện “cam kết không tự ý điều trị lợn bệnh”; chỉ đạo và tổ chức thực hiện đúng quy trình vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, đặc biệt tổ chức tiêu hủy lợn bệnh phải tuân thủ đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn không để phát tán mầm bệnh và ô nhiễm môi trường. Thường xuyên kiểm tra và xử lý các hố chôn lấp lợn; có biện pháp xử lý ngay các hố chôn bị sụt, lún, rò rỉ nước bẩn ra ngoài, gây mùi hôi thối theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành. Các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn ra vào địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

tn3110.jpg
Kiểm tra trang trại chăn nuôi của các hộ dân trên địa bàn tỉnh Nam Định. (Ngọc Ánh)

Thanh Hóa: Phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn sinh học và bền vững

Ngày 15?5, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5850/UBND-NN về giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn sinh học và bền vững.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tổng đàn lợn dao động từ 1 triệu đến 1,2 triệu con, đang được nuôi ở 122.889 hộ gia đình, 3.608 gia trại, 736 trang trại và 31 doanh nghiệp; trong đó, đàn lợn giống ngoại hướng nạc chiếm khoảng 38%, đàn lợn lai chiếm khoảng 52%, các giống lợn địa phương chiếm khoảng 10%.

Hệ thống giống lợn ngoại những năm qua đã từng bước được tăng cường, trên địa bàn tỉnh hiện có 8 cơ sở nuôi giữ đàn lợn nái ngoại cấp giống ông bà với số lượng gần 2.000 con, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, hàng năm sản xuất khoảng 11.500 lợn cái ngoại hậu bị cấp bố mẹ, cung cấp con giống cho người dân trong tỉnh theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; đàn lợn nái lai, nái nội các hộ đang lai tạo, chọn lọc tại địa phương; đàn lợn được sinh ra từ đàn bố mẹ đều được nuôi thương phẩm, giết thịt, đến nay không còn tình trạng sử dụng lợn thương phẩm vào nuôi sinh sản trong nhân dân.

Trong thời gian qua, dịch bệnh động vật nói chung và bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nói riêng trên địa bàn cả nước và tỉnh ta diễn biến phức tạp; cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, bảo vệ đàn lợn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, đơn vị chủ động triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh, cũng như chưa có vắc-xin và thuốc phòng trị, đến ngày 14-5-2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 345 hộ của 141 thôn, 71 xã, 14 huyện, gồm: Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Ngọc Lặc, Bá Thước, Nông cống và TP Thanh Hóa, buộc phải tiêu hủy 5.988 con lợn, với trọng lượng 378.442 kg; nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao và nghiêm trọng nếu các cấp ủy đảng, chính quyền, người chăn nuôi không quyết liệt trong thực hiện các biện pháp ngăn chặn, khống chế.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng trên, để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn sinh học và phát triển chăn nuôi một cách bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, hướng dẫn người chăn nuôi tập trung áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên sát trùng, tiêu độc và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các hoạt động thu mua, buôn bán và vận chuyển lợn trên địa bàn. Tập trung tuyên truyền đến các cơ sở chăn nuôi (cả chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại) phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học một cách đồng bộ, hiệu quả và không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi ở các khâu (con giống, chuồng trại, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi; thức ăn, nước uống và dinh dưỡng; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh thú y và quản lý dịch bệnh; xử lý môi trường).

Trong thời gian chưa công bố hết bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn, các cơ sở chăn nuôi chưa vội nhập đàn, tái đàn. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương, các huyện chủ động rà soát, thống kê chăn nuôi lợn để có kế hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với địa phương, theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, (bao gồm: chăn nuôi lợn ngoại hướng nạc, lợn lai, lợn sữa thuộc nhóm con nuôi đặc sản), đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng theo phân khúc thị trường tiêu thụ, gắn với bảo vệ môi trường chăn nuôi và an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo khẩn trương để xây dựng các trang trại, khu trang trại chăn nuôi lợn tập trung đủ điều kiện cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhất là các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn; khuyến cáo đến các chủ trang trại nâng cấp, sửa chữa hệ thống chuồng trại, hạ tầng chăn nuôi lợn và có biện pháp xử lý chất thải hữu hiệu như xây rãnh thu gom xử lý chất thải, hệ thống hầm biogas, hố lắng lọc, ao hồ sinh học, hồ điều hòa, máy tách phân, trồng cây xanh,... thực hiện quy trình xử lý mầm bệnh, ký sinh trùng có trong phân, nước tiểu, chất thải của lợn bằng các biện pháp sinh học, hóa học hoặc ủ nhiệt, tạo cảnh quan sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và cộng đồng.

105d4103831t8425l1.jpg
Ảnh minh họa.

Hưng Yên: Kêu gọi tiêu thụ thịt lợn an toàn ủng hộ người chăn nuôi

Ngày 15/5, Sở Công Thương tổ chức phát động tiêu thụ thịt lợn thương phẩm an toàn ủng hộ người chăn nuôi. Tại buổi phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh về những khó khăn, thiệt hại của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh do bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tính đến ngày 6/5, số lợn phải tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi trong tỉnh lên tới hơn 113 nghìn con. Hiện số lợn khỏe mạnh, an toàn đến thời kỳ xuất bán tại các cơ sở chăn nuôi vẫn còn hàng trăm nghìn con.

vna_potal_an_toan_thuc_pham_hung_yen_phat_dong_tieu_thu_thit_lon_thuong_pham_an_toan_ung_ho_nguoi_chan_nuoi_170317161_3875248.jpg

Buổi phát động thu hút đông đảo người mua. (Ảnh: Đinh Tuấn/TTXVN).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên toàn bộ số lợn này rất khó khăn trong việc tiêu thụ. Vì vậy, UBND tỉnh phát động vận động mỗi cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh mua ủng hộ người chăn nuôi tối thiểu từ 10kg thịt lợn hơi trở lên. 

Ngay trong ngày đầu tiên phát động, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động của Sở Công Thương và một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng mua với số lượng đạt trên 500kg thịt lợn hơi. 

Đây là đợt thứ hai Sở Công Thương phát động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc sở mua lợn thương phẩm an toàn ủng hộ người chăn nuôi. 

Toàn bộ số thịt lợn được tiêu thụ trong buổi phát động là của cơ sở giết mổ Nguyễn Văn Hiền (Văn Giang) đã được cơ quan chức năng kiểm tra, đóng dấu kiểm định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Theo Thanh Tâm(tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 42092

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 930823

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73977794