06:25 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp công nghệ cao: Thách thức lớn

Thứ bảy - 25/02/2017 09:16
Ngày 2/2, Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi động khu nông nghiệp công nghệ cao tại VinEco Hà Nam. Sự kiện này cho thấy, chính phủ rất coi trọng nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao - con đường đưa nông nghiệp thoát khỏi lạc hậu sau nhiều thập kỷ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi động khu nông nghiệp công nghệ cao tại VinEco Hà Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn nút khởi động khu nông nghiệp công nghệ cao tại VinEco Hà Nam

Tuy nhiên, trên con đường đó hiện có hai thách thức lớn mà các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực vượt qua.

Thách thức thứ nhất: Thiếu đất sản xuất quy mô lớn.

Nghe có vẻ vô lý bởi một quốc gia nông nghiệp lại thiếu đất sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nhưng thực tế đúng vậy. Hiện nay cả nước có gần 60 triệu người làm nông nghiệp, bình quân đất canh tác là 4.280m2/hộ (khoảng 1.150m2/người). Cản ngại lớn nhất với DN đầu tư vào nông nghiệp là đất đai, vì đất đã được giao hết cho người dân.

Câu chuyện DN rất khó làm chủ những cánh đồng lớn để đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đã diễn ra từ rất nhiều năm qua.

Theo Luật Đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nông dân không có quyền bán mà chỉ được cho thuê hoặc liên kết, vì vậy, việc tích tụ ruộng đất vô cùng khó. Điều đáng buồn là nhiều nơi, nông dân bỏ ruộng không canh tác, nhưng DN vẫn không thể thỏa thuận được để tích tụ đất cho sản xuất lớn. Việc liên kết với nông dân thông qua các hợp tác xã cũng bất khả thi...

Thách thức thứ hai: Nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp không nhiều.

Hiện có 5 nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn, gồm: Vốn đầu tư từ ngân sách, vốn ODA, vốn FDI, tài chính vi mô và tín dụng ngân hàng.

Nhưng, vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách rất ít, chỉ chiếm khoảng 6% tổng vốn đầu tư kinh tế, xã hội. Vốn ODA lũy kế đến nay là 5,5 tỷ USD, chiếm 7% trong tổng vốn ODA vào Việt Nam. Vốn FDI còn thấp hơn, lũy kế đến nay là 3,72 tỷ USD, chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Còn tài chính vi mô (các quỹ, hiệp hội…) đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ chiếm 4% GDP. Vốn tín dụng ngân hàng còn nhiều điểm nghẽn khi có trên 70% DN khó tiếp cận, nhất là DN nhỏ và vừa. Những con số đó nói lên điều gì?

Theo Bộ NN&PTNT, số DN đầu tư vào nông nghiệp tăng từ 2.390 DN năm 2007 lên 4.080 DN sau 9 tháng đầu năm 2016, nhưng cũng chỉ chiếm xấp xỉ 1% tổng số DN, rất khiêm tốn. Điều đáng nói là 55% DN đầu tư vào nông nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng... Số DN có tiềm lực mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao như Vingroup, Hòa Phát, Vinamilk, TH TrueMilk chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Điểm đích nông nghiệp công nghệ cao xem ra vẫn còn xa (!?)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 301


Hôm nayHôm nay : 29962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 842335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64828279