14:53 EDT Thứ bảy, 05/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp công nghệ cao là tất yếu

Chủ nhật - 08/01/2017 22:29
Khoa học công nghệ (KHCN) hiện đã tham gia vào hầu hết các công đoạn sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản Việt Nam. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện đang chiếm gần 35% tỷ trọng tổng sản phẩm nông nghiệp.

Thay đổi phương thức canh tác

Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ khoa học đang dần trở nên phổ biến ở các địa phương. Tại Lào Cai, địa phương này đang đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa giá trị bình quân sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 150 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: “Lào Cai xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một nhiệm vụ quan trọng trong đề án tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Chúng tôi dành nguồn vốn gần 192 tỷ đồng để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

 nong nghiep cong nghe cao la tat yeu hinh anh 1

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Bình Phước.  Ảnh: Quang Hiếu/VGP

Hiện cả nước có 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập (tại Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ) và 2 khu (tại Hậu Giang, Phú Yên) đã được Thủ tướng phê duyệt. Các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hiện đang chiếm gần 35% tỷ trọng tổng sản phẩm nông nghiệp. 

Theo đó, tỉnh Lào Cai sẽ có 6 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Mường Khương, Sa Pa, Văn Bàn và TP.Lào Cai.

Còn ở tỉnh Bình Phước, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài cũng đang đem lại những kết quả khả quan. Tổng diện tích của trung tâm khoảng 50ha đã được đầu tư khoảng 100 tỷ đồng theo mô hình đa chức năng, tập trung cho trồng trọt. Các hợp tác xã nông nghiệp tại đây đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính và thay đổi kỹ thuật canh tác. Ví dụ như thay vì gieo hạt trên mặt đất theo cách thông thường, nông dân ươm hạt trong hỗn hợp xơ dừa và chất dinh dưỡng. Hệ thống tưới dung dịch thủy canh hồi lưu được dẫn thẳng bên dưới luống cây trồng. Lãnh đạo tỉnh Bình Phước cho biết để xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh đã hợp tác với nhiều chuyên gia trong và ngoài tỉnh.

Trong chuyến thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao mô hình sử dụng các thiết bị, công cụ sản xuất trong nước để hạ giá thành sản phẩm, trong khi đạt năng suất cao. Thủ tướng mong muốn Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Bình Phước cùng các nhà khoa học, hợp tác xã, doanh nghiệp liên quan nhân rộng mô hình này, không chỉ ở Bình Phước mà cả các vùng trên cả nước có điều kiện phù hợp.

Tăng giá trị sản phẩm

Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, các tiến bộ KHCN đã đóng góp khoảng 30 - 40% vào tăng trưởng nông nghiệp, tùy theo lĩnh vực cụ thể. Tỷ lệ áp dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp có mức gia tăng 1 - 2% so với năm 2015.

Có thể thấy, kết quả KHCN đã được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Trong đó, quan trọng nhất là khâu chọn tạo giống mới cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng thay thế giống nhập ngoại. Cụ thể, từ chỗ nhập khẩu 70% giống cây trồng, vật nuôi, hiện nay nước ta chỉ còn nhập dưới 30%.

Ông Chu Ngọc Anh – Bộ trưởng Bộ KHCN cho biết: “Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu chọn, tạo được trên 100 giống cây trồng mới. Các kết quả KHCN được ứng dụng trong nông nghiệp đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản với 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD”.

Trong trồng trọt, nhiều tiến bộ KHCN đã được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất rau, hoa như: Nhân giống hoa bằng nuôi cấy mô; trồng trong nhà lưới, nhà kính; sản xuất rau, hoa, quả theo quy trình GAP, công nghệ cao. Việc chọn tạo giống đột biến bằng ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ đã có bước tiến đáng kể bằng việc tạo ra, đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây trồng. Còn đối với lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản, KHCN đã đóng góp tăng trưởng cho ngành thủy sản trên 35%. Nổi bật nhất là công nghệ chọn tạo, sản xuất giống cá tra, góp phần đưa sản lượng cá tra đạt trên 1 triệu tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD/năm.

Bộ KHCN cho biết đây là đàn cá tra chọn giống duy nhất tại Việt Nam và trên thế giới, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 20%, rút ngắn thời gian nuôi 20%.

Tác giả bài viết: Vinh Hải - Đinh Hoàn

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 49306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 230585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68878201