18:21 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp hữu cơ: Hướng làm giàu cho các nông hộ

Thứ sáu - 30/08/2019 18:57
Dù chưa có doanh nghiệp (DN) đầu tư quy mô lớn, nhưng Hà Nội có hướng đi riêng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo Sở NN&PTNT Hà Nội ước tính, các DN đầu tư công nghệ phát triển trang trại hiệu quả nên mức thu nhập bình quân diện tích canh tác ở Hà Nội đạt xấp xỉ 250 triệu đồng/ha.
Các sản phẩm rau hữu cơ được người dân thủ đô tin dùng - Ảnh: An Khuê

Nhu cầu lớn

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, đến nay, cả nước đã có 33 tỉnh/63 tỉnh thành cả nước đã có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tốc độ tăng trưởng nhanh cả về quy mô, sản lượng, giá trị và chủng loại sản phẩm. Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam năm 2015 đạt trên 70.000 ha, tăng 3,6 lần so với năm 2010, tập trung tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Lâm Đồng, Cà Mau, Bến Tre, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam…

Điều này có thể thấy nhu cầu về các sản phẩm hữu cơ trong nông nghiệp ngày một tăng cao trong cả nước. Đặc biệt trên địa bàn thủ đô Hà Nội – nơi có dân trí cao và người dân thường xuyên được tiếp cận với thông tin về chất lượng, quản lý chất lượng thực phẩm sạch thì nhu cầu ngày một lớn.

Dạo qua các các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên bất kỳ con phố nào của Hà Nội cũng có thể bắt gặp hình ảnh các bà nội trợ ngoài việc xem thực phẩm bằng cảm quan có tươi ngon không còn để ý rõ hơn về nhãn mác truy xuất nguồn gốc và so sánh thực phẩm được sử dụng bao nhiêu % hàm lượng hữu cơ khi sản xuất. Tại cửa hàng Sói Biển, 24 Nguyễn Thị Định, Hà Nội, bác Nguyễn Thu Trang đang tìm mua các sản phẩm rau hữu cơ cho biết: “Tôi đã về hưu và đảm nhận việc nấu nướng cho cả nhà, con cháu đi học đi làm chỉ ăn một bữa tối ở nhà nên tôi cố gắng chọn các thực phẩm tươi ngon bổ dưỡng nhất cho các cháu. Tôi thường xuyên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ để giảm thiểu các tác động xấu ví dụ như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…”

Sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thực sự đã trở thành trào lưu trong các bà nội trợ. Cũng chính vì vậy, theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững mà ngành nông nghiệp Hà Nội đang thực hiện nhằm tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Hiện nay, phong trào nông nghiệp hữu cơ đã hình thành và phát triển trên địa bàn Hà Nội, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định, là minh chứng cho khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ. Có thể kể đến như trang trại chăn nuôi Bảo Châu (50 tấn thịt lợn/năm), trang trại Hoa Viên (150 tấn rau củ quả/năm), hợp tác xã lúa gạo xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ (170 tấn gạo/năm)… Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thành phố có nhu cầu tiêu thụ nông sản rất lớn, với sức tiêu thụ hàng ngày vào khoảng 800 - 1.000 tấn thịt các loại, 2.500-3.000 tấn rau quả, 350 - 400 tấn thủy sản tươi sống và chế biến. Đồng thời, người tiêu dùng quan tâm nhất tới an toàn thực phẩm, từ đó trở thành thị trường rất lớn đối với nông nghiệp hữu cơ.

Chính vì vậy, Hà Nội đã có nhiều chính sách khuyến khích DN và người dân tham gia sản xuất. Mô hình này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn góp phần quan trọng bảo vệ môi trường, nuôi dưỡng đất và đặc biệt là an toàn cho sức khỏe cộng đồng, hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong canh tác.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển sản phẩm hữu cơ, có thị trường tiêu thụ sản phẩm cao, đất đai phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở các huyện như Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ… Thời gian qua, Sở đã tích cực triển khai các mô hình rau, lúa hữu cơ và ban hành 10 quy trình kỹ thuật về sản xuất rau hữu cơ cho một số loại rau chính, trên nguyên tắc không sử dụng chất hóa học tổng hợp, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, các vật liệu biến đổi gene…

Gỡ vướng cho nông nghiệp sạch

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 196 /KH-UBND về nâng cao năng lực chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2020. Theo đó Hà Nội sẽ xây dựng 5-10 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với quy trình kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn theo quy định, sản phẩm sản xuất ra được cấp giấy chứng nhận theo quy định quốc gia và quốc tế về nông nghiệp hữu cơ.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm, thành phố cũng xây dựng, trình duyệt cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn. Đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ các quy hoạch, kế hoạch liên quan phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương, thành phố về khuyến khích phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản; quản lý chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định; phát triển sản xuất gắn phát triển liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhằm tăng hiệu quả đầu tư, cạnh tranh thị trường trong nước và quốc tế...

Chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ một mình Hà Nội đang nỗ lực phát triển. Thực tế, Việt Nam là đất nước có diện tích canh tác trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới, dân số tăng nhanh, do vậy mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là phát triển một nền nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn và có chứng nhận.

Trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng xác định, lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm, quy mô và vùng sản xuất sản phẩm thích hợp với nhu cầu của từng thị trường để khai thác lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, xã hội, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tập trung sản xuất sản phẩm hữu cơ với các loại bản địa, gắn với nông nghiệp du lịch, sinh thái. Tập trung đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có khuyến khích sử dụng tối đa các yếu tố hữu cơ.

Tại Quyết định số 06- NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII ngày 05/11/2016 cũng nêu rõ: “Tập trung phát triển ngành nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, nông nghiệp hữu cơ; có năng suất cao, có giá trị lớn và có khả năng xuất khẩu phù hợp với biến đổi khí hậu và môi trường sinh thái”.

Tại quyết định số 1600/QĐ- TTG ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới: “Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều tiềm năng hướng tới một nền nông nghiệp cao, nông nghiệp sinh thái bền vững, hiệu quả, phát triển chuỗi nông sản thực phẩm sạch, an toàn và nông sản thực phẩm hữu cơ phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu”.

Như vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu tại Việt Nam và được Đảng và Nhà nước cũng chỉ rõ ra hai vấn đề cần giải quyết: Sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn và phát triển chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã duy trì 5.044ha trồng rau an toàn, có 119ha trồng rau trong nhà lưới; 306,5ha trồng chè ứng dụng công nghệ cao; 154 cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao với quy mô 100ha tại 86 hợp tác xã của 14 huyện. Thành phố cũng xây dựng được 4 nhãn hiệu tập thể lúa chất lượng cao: Gạo Bồ Nâu, nếp cái hoa vàng Sóc Sơn và Đông Anh, gạo thơm Bối Khê. Có 12 nhãn hiệu tập thể với hàng nghìn héc ta trồng cây ăn quả như: Bưởi tôm vàng Đan Phượng, bưởi đường Quế Dương, cam Canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, phật thủ Đắc Sở…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: Nông nghiệp Hà Nội đóng vai trò quan trọng của Thủ đô và cả nước, có diện tích lúa đứng thứ hai miền Bắc. Các lĩnh vực chăn nuôi hữu cơ, sản xuất rau an toàn, lúa gạo hữu cơ đều có mô hình thực tế, có nhiều sáng kiến hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, đi đầu trong tổ chức ứng dụng quy trình sản xuất an toàn, có thông điệp cụ thể như “6 không”, 10 quy trình… Thứ trưởng cũng khẳng định: “Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục tích cực phối hợp với Hà Nội, nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ”.

Theo An Khuê/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hà nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 282

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 281


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1275484

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74322455