12:12 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp tăng trưởng thấp vì bất lợi 'kép'

Chủ nhật - 08/11/2015 05:59
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2015 được dự báo là đạt thấp nhất trong vòng 5 năm qua do khó khăn "kép" về thiên tai và thị trường. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản cũng đang gặp nhiều khó khăn do nhu cầu giảm mạnh.
 
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
 
Theo Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp trong 9 tháng đầu năm đạt 2,08% và dự kiến hết năm 2015 sẽ đạt 2,21%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, bởi bình quân tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011 - 2015là 3,12%/năm
 
Mặt hàng gạo sẽ giúp Việt Nam cải thiện đáng kể mục tiêu xuất khẩu nông sản. Ảnh: Đình Huệ - TTXVN

Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng ước đạt gần 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay chỉ đạt 30 tỷ USD, thấp hơn so với mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 32 tỷ USD và thấp hơn kết quả của năm 2014 là 30,86 tỷ USD.
 
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), xuất khẩu nông lâm thủy sản không đạt mục tiêu là do ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với khó khăn kép về thiên tai và thị trường.
 
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, sản xuất nông lâm thủy sản vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt. Diện tích lúa mùa và hè thu tại các tỉnh phía Bắc đều giảm so với cùng kỳ năm trước do điều kiện bất lợi. Theo ước tính, sản lượng lúa mùa toàn miền Bắc ước đạt 5,84 triệu tấn, giảm khoảng 1% so vụ mùa2014. Diện tích gieo trồng cây vụ đông cũng chỉ đạt 86,4% so với cùng kỳ. Đối với thủy sản, diện tích nuôi cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm trong khi giá tôm nước lợ vẫn tiếp tục giảm thấp, người nuôi lãi ít, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Do đó người nuôi tôm không đầu tư nuôi lớn mà chủ yếu nuôi cầm chừng, trông chờ dịp cuối năm giá tăng.
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời tiết năm 2015 diễn biến phức tạp trên cả nước. Mưa lũ lớn tại miền Bắc, hạn hán nặng tại một số tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và xâm nhập mặn sâu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống của người dân. Bên cạnh đó, các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm mạnh về nhu cầu. Hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu giao dịch bằng đồng USD, nhưng nhiều nước xuất khẩu nông lâm thủy sản phá giá đồng tiền mạnh mẽ so với đồng USD. "Diễn biến bất lợi của tỷ giá khiến cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt đỏ hơn, kém sức cạnh tranh so với giá bán của nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc...” - bà Hồng phân tích. 
 
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam đang xuất khẩu thủy sản sang 120 nước, xuất khẩu rau quả sang 50 nước. Tuy nhiên, diễn biến thị trường xuất khẩu thời gian qua có nhiều bất lợi. 
 
Trong bối cảnh việc đạt mục tiêu về xuất khẩu cũng như tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp đã được dự từ báo trước, mọi hy vọng đổ dồn về khoảng thời gian cuối năm khi mà các đơn hàng được dự báo sẽ tăng do nhu cầu nông lâm thủy sản phục vụ thị trường cuối năm lớn. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Như Tiệp, mức cầu về nông sản có thể giảm kéo dài tới quý II/2016. Đây sẽ là những thách thức không nhỏ đặt ra cho ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
 
Bên cạnh đó, không ít thị trường xuất khẩu của hàng nông thủy sản Việt Nam cũng đã nâng hàng rào kỹ thuật phi thuế quan, gây thêm khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Đồng thời, việc một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tham gia cạnh tranh thị trường mạnh mẽ hơn đã làm gia tăng thêm áp lực cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu. Điển hình là cạnh tranh trong xuất khẩu gạo giữa Việt Nam với Thái Lan và Myanmar đã gay gắt hơn nhiều so với 2 - 3 năm trước. 
 
Sản xuất theo tín hiệu thị trường
 
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, năng lực sản xuất của ngành nông nghiệp còn rất lớn, nếu có thị trường lớn thì vẫn đáp ứng được. Ví dụ, tôm, lúa gạo... khi có tín hiệu thị trường tốt, sẽ tăng nhanh sản xuất. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT sẽ chú trọng điều hành hoạt động sản xuất và xuất khẩu gắn với tín hiệu thị trường.
 
Ví dụ, do ảnh hưởng của El Nino nên nhiều nước đang gặp khó khăn trong việc sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là Thái Lan có nhiều đồng ruộng nứt nẻ, họ phải chuyển các vùng khô hạn này sang cây trồng khác. Do vậy, nguồn cung lương thực từ nay tới cuối năm được dự báo sẽ khó khăn hơn. 
 
Bà Hồng cho biết, nắm bắt được tình hình đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu long tăng trồng lúa vụ thu đông từ 700.000 ha, tới nay đã là 830.000 ha, sản lượng lúa năm nay 45,2 triệu tấn, để đáp ứng được các hợp đồng xuất khẩu. Cải thiện đáng kể tăng trưởng xuất khẩu của ngành nông nghiệp. 
 
Còn theo ông Phạm Khánh Ly, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT), do ảnh hưởng của El nino nên thời tiết năm nay sẽ có nắng nóng nhiều, nước xâm nhập mặn sâu, mực nước thấp. Do vậy, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo thả nuôi tôm sớm hơn 1 tháng để tránh vào thời gian khô hạn, giảm mật độ nuôi, hệ số thức ăn để phòng bệnh cho tôm. Nuôi cá nước lợ, nghêu, ngao... khuyến cáo không nuôi ở vùng cao, nuôi ở vùng đảm bảo quy trình kỹ thuật để giảm thời gian phơi nắng. Những đối tượng khác cũng có sự chỉ đạo cụ thể để đối phó với nắng nóng.
 
Trong hai tháng cuối năm, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tập trung phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp theo dõi sát tình hình sản xuất, thị trường nông lâm thủy sản để đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách mở rộng thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng trọng yếu. Đồng thời, rà soát quá trình sản xuất, chế biến theo chuỗi từng sản phẩm và đề xuất các chính sách phù hợp để nâng cao giá trị sản phẩm.. 
 
H.V (Báo Tin Tức)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202


Hôm nayHôm nay : 61024

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1679132

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63761354