20:19 EDT Chủ nhật, 29/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị

Chủ nhật - 22/09/2019 10:57
Sáng ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Ban Kinh tế TW tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) đến năm 2020. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và Phó Trưởng ban Kinh tế TW Nguyễn Hồng Sơn chủ trì hội nghị.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị tổng kết, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW, khu vực TDMNBB đã có sự phát triển rất ấn tượng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo ra bức tranh rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 37, bộ đã triển khai thực hiện 29 quy hoạch vùng TDMNBB, bám sát các yêu cầu về định hướng phát triển,  xác định rõ các loại cây, con, thủy sản chủ lực và lợi thế cho từng địa phương.                                                                     

Bên cạnh đó, từ 2004-2018, Bộ NN-PTNT cũng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp với tổng kinh phí lên đến hơn 18.000 tỷ đồng. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp ở TDMNBB đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng.

Việc khai thác điều kiện lợi thế tự nhiên, dư địa phát triển, sản xuất nông nghiệp trong vùng đã có bước chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác. Giai đoạn 2004 – 2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng đạt bình quân 4,87%/năm; trong khi cả nước là 4,6%.

Chẳng hạn là việc hình thành một số vùng cây sản xuất hàng hóa như: chè, lúa, cây ăn quả…; trong đó, có vùng cây ăn quả lớn thứ hai của cả nước với 174.000 ha, tăng 48.000 ha so với năm 2004. Trong chăn nuôi đã hình thành các địa bàn chăn nuôi tập trung như vùng chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa chất lượng cao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La. Trong sản xuất lâm nghiệp, vùng đã có  tỷ lệ che phủ rừng tăng khá cao, từ 42,9% lên 55,6%, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Về thủy sản, nuôi trồng thủy sản của vùng tuy không có diện tích  và sản lượng lớn để xuất khẩu nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của địa phương; sinh kế quan trọng của người dân; góp phần cung cấp sản phẩm thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Với những nỗ lực trên, hiện nay, nông dân ở TDMNBB đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, thu nhập ngày càng tăng.

Tuy nhiên, TDMNBB vẫn đang còn gặp phải nhiều hạn chế như sản xuất vẫn ở hình thức nhỏ lẻ, manh mún, tự cung cự cấp, khó hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn. Quá trình bảo quản, chế chiến sau thu hoạch vẫn chủ yếu ở dạng sơ chế khiến giá trị thấp, giảm lợi thế cạnh tranh.

Chưa kể đến, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất còn chậm, hiệu quả thấp, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giữa doanh nghiệp và nông dân chưa nhiều.

Một điểm hạn chế nữa là tỷ lệ đạt tiêu chí nông thôn mới ở TDMNBB còn thấp hơn so với bình quân của cả nước, đặc biệt là tiêu chí về hạ tầng.

Toàn cảnh hội nghị

Thảo luận tại hội nghị, đại diện các Sở NN-PTNT các tỉnh TDMNBB cũng nêu những kết quả đạt được và những khó khăn của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Giám đốc sở NN-PTNT Hà Giang Nguyễn Đức Vinh cho biết, khó nhất của tỉnh là vốn sản xuất, hiện nay mỗi năm địa phương phải chi từ 60-90 tỷ đồng ngân sách để trả lãi các khoản vay đầu tư vào nuôi ong, trồng cam và chăn nuôi gia súc.

Bên cạnh đó, Hà Giang cũng áp dụng triệt để các giải pháp kỹ thuật vào chăn nuôi, trong đó tập trung vào con giống và đào tạo tay nghề cho lực lượng thú y, khuyến nông cơ sở.

Với Sơn La, Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Thành Công nói tỉnh đã phát huy lợi thế để chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây có hiệu quả, ví dụ như giảm diện tích trồng ngô chuyển sang cây ăn quả. Để làm được điều đó, tỉnh đã quyết liệt chuyển đổi tổ chức sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.

Về phía cơ quan chức năng, ông Điển đại diện Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị, nên phân chia ngân sách phát triển rừng theo tỷ lệ che phủ của các tỉnh, nơi nào nhiều rừng thì được đầu tư nhiều hơn.

Một vấn đề nữa là cần đẩy mạnh dự báo, cảnh báo cho TDMNBB, khu vực trong 15 năm qua có đến hơn 2.000 thiệt mạng do thiên tai, chủ yếu là do lũ quét và sạt lở đất. Bên cạnh việc dự báo, bố trí lại các khu vực dân cư cũng là một giải pháp cần xem xét để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai ở TDMNBB.

Sau khi nghe các ý kiến, Phó Trưởng ban Kinh tế TW Nguyễn Hồng Sơn khẳng định, Nghị quyết 37 đã thực sự đi vào cuộc sống và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho khu vực TDMNBB, trong đó nổi bật là tăng độ che phủ rừng, nâng cao đời sống cho người dân và bảo vệ môi trường. Ông Sơn cho rằng, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng TDMNBB là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, Phó Trưởng ban kinh tế TW yêu cầu cần làm rõ nguyên nhân của các hạn chế, từ đó đưa ra các đề xuất cho các cơ chế, chính sách mới.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, thời gian tới, các địa phương trong vùng cần đẩy mạnh hơn nữa tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Lâm nghiệp đã có tỷ lệ che phủ rừng cao, thời gian tới cần nâng cao chất lượng rừng, chuyển đổi phát triển rừng từ gỗ nhỏ sang gỗ lớn, đẩy mạnh chế biến lâm sản để tăng giá trị sản phẩm, thu nhập cho nông dân.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, các địa phương đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi phía Bắc. Các chính sách đối với vùng này cần cụ thể, mang tính đặc thù; đặc biệt là chính sách về hạ tầng giao thông. Từ đó, kết nối các địa phương trong vùng để không chỉ phát triển nhỏ lẻ từng tỉnh mà có tính chất chung của vùng, phát triển thế mạnh chung của vùng gắn với thế mạnh địa phương

 

V.A (mard.gov.vn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: kinh tế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 46235

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1381054

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68611217