19:52 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản - Áp lực trước hội nhập

Thứ năm - 10/12/2015 03:15
Nỗi lo lớn nhất của nông nghiệp thời gian tới không đơn giản là câu chuyện cạnh tranh về giá, hay công nghệ mà chính là ở câu chuyện nông sản sạch hay không sạch.
Cần sớm xây dựng thương hiệu cho rau sạch.

Cần sớm xây dựng thương hiệu cho rau sạch.

Vẫn mua bán bằng niềm tin

Khi đặt câu hỏi, tại sao nông nghiệp vẫn khó bén duyên với vốn đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài đã trả lời, sản phẩm nông nghiệp, liên quan đến lúa gạo, cà phê, rau hay sản phẩm của ngành chăn nuôi đều liên quan đến câu chuyện thương hiệu.  

Trong khi nền nông nghiệp các nước khác luôn hướng niềm tin đến tiêu chí kỹ thuật, đảm bảo an toàn thì sản phẩm nước mình lại đánh mất niềm tin. Chẳng hạn mua rau ở cửa hàng rau sạch cũng chỉ tin 50%, mua rau ở siêu thị cũng chỉ tin 50%. 

“Mua bán bằng niềm tin” chỉ là một ví dụ trong hàng loạt vấn đề liên quan tới An toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp. Dù Chính phủ đang thực hiện nhiều hành động, nhưng nếu nhìn vào số lượng lớn những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bị từ chối thông quan tại các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Liên minh châu Âu thì rõ ràng, hiện trạng chất lượng ngành nông nghiệp đang rất thấp.

Từ đầu năm đến nay, hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đã từ chối thông quan với 21 sản phẩm từ Việt Nam nhập khẩu vào các nước thành viên EU. 17 sản phẩm khác bị tạm ngừng thông quan và phải cung cấp thêm thông tin trước khi quyết định được đưa ra. 

Cần phải nói thêm rằng, trong bối cảnh hội nhập các nước nhập khẩu luôn chọn kiện bán phá giá là hàng rào kỹ thuật . 

Nếu như các diễn đàn doanh nghiệp đối thoại thường niên giữa nhà đầu tư với Chính phủ được tổ chức các năm trước, nhóm Công tác nông nghiệp không đề cập đến mục An toàn thực phẩm, thì năm 2015 nhóm công tác này dành hẳn một phần đặc biệt đến chủ đề này. Điều này có thể cho thấy, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp đang rất nóng.

Chính nhóm công tác này cũng bình luận, hoa quả trồng tại địa phương – khi so sánh với hoa quả được trồng ở những nơi khác ít có khả năng xuất khẩu hơn. 

Vấn đề cản trở Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu trong thị trường xuất khẩu nông nghiệp là sự thiếu bền vững, mà một phần bắt nguồn từ thực tế tại Việt Nam là phần lớn các cơ sở nông nghiệp đều có tính quy mô nhỏ. Từ dây dẫn đến hạn chế việc sử dụng máy móc, phương pháp có thể cải thiện được chất lượng và số lượng. Doanh nghiệp ngoại được đóng là vai trò giới thiệu những biện pháp để hỗ trợ khuyến khích hợp tác sâu rộng hơn với người nông dân cũng không mấy mặn mà.

Bài học dấn thân

Cũng theo dự báo, cuối năm nay hoặc đầu năm 2016, nhiều hiệp định thương mại đã ký kết đi vào thời gian thực hiện, đồng nghĩa thịt nhập khẩu, hoa quả nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam với mức thuế 0%, thay vì 10 - 20% như hiện nay.  Các nước mạnh về nông nghiệp như Canada, Mỹ, Australia, New Zealand... hay gần hơn là Thái Lan dự sẽ có một cuộc xâm nhập mạnh thực phẩm vào sâu trong nội địa.

Lấy ví dụ, với ngành chăn nuôi, giá thịt lợn hơi ở Việt Nam gấp 3 lần giá thịt lợn hơi tại Mỹ, trái cây Việt Nam không chất lượng bằng trái cây Newzealand thì người tiêu dùng sẽ chọn hàng ngoại nhập. Với chất lượng còn nhiều hạn chế, nguy cơ Việt Nam ngày càng nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm từ các nước Thái Lan, Mỹ, Úc… nhưng việc xuất khẩu sang các nước này vẫn chưa được đẩy mạnh.

Điều đáng mừng là trong thời gian gần đây đã có những đại gia mạnh dạn dấn thân vào nông nghiệp sạch. Nếu như Vingroup tạo ấn tượng bước đầu với rau sạch thị phần nội địa, thì Tập đoàn Geleximco đã thực hiện một chuyến khảo sát tại khá nhiều tỉnh, thành miền Bắc bày tỏ quan tâm là rau sạch và trái cây. Không chỉ nhắm đến việc cung cấp cho thị trường nội địa, Tập đoàn còn hướng đến việc xuất khẩu ra nước ngoài. 

Nếu không tiến quân, thì không thể có kết quả. Hiện Việt Nam đã có nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển thị trường tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương như TH True Milk.

Cùng với đó, thời gian này cũng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp… đã đổ bộ sang nước ta để tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó, nhiều nhất là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Gần nhất, vào ngày 8/12 gần 30 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do ông Atsuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh Hà Nam.  

   Hồ Hương
http://daidoanket.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 253

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 243


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123458

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806167