06:31 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản tăng giá, nông dân phấn khởi

Chủ nhật - 04/08/2013 23:21
Giá thu mua nhiều nông sản đang có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài tụt dốc. Nông dân các tỉnh phía Nam đang kỳ vọng thu lợi trong những tháng cuối năm, khi nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm cũng như thủy sản tăng hơn ngày thường...
Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, giá một số nông sản như thịt lợn, cá, tôm… sẽ đạt mức tăng cao nhất do nhu cầu của thị trường tăng mạnh.
Giá bán lợn tăng nên người chăn nuôi đang phấn khởi.
Giá bán lợn tăng nên người chăn nuôi đang phấn khởi.

Giá thu mua tăng

Gần 1 tuần nay, nông dân nuôi lợn tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, (Đồng Nai), huyện Dĩ An, Tân Uyên (Bình Dương)… phấn khởi nhiều vì giá thu mua lợn đã tăng thêm 1.500 – 2.000 đồng/kg so với trước đó. Cụ thể, lợn hơi đẹp, vai, mông săn chắc bán tại chuồng có giá từ 41.000 – 42.000 đồng/kg, tăng so với mức 39.000 - 40.000 đồng hồi cuối tháng 6. Giá bán này đã gần kề với giá thành sản phẩm - đang ở mức 42.000 – 43.000 đồng/kg. Tuy nhiên, nhiều hộ chăn nuôi cho biết, nếu bà con nuôi khéo, hạn chế kháng sinh, cho ăn hiệu quả… vẫn có thể thu lời, dù chưa nhiều.

Anh Trần Đức Vinh Quang - chủ hộ chăn nuôi tại xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) cho biết, trong 2 tuần qua, xuất hiện một số “xe 3 tầng” về thu gom lợn tại địa phương. Theo các thương lái thì số lợn này sẽ được chuyển ra Bắc, sang lại cho các đầu nậu Trung Quốc để xuất khẩu. “Lợn đi Bắc không cần mẫu mã đẹp, không cần thịt săn, chắc như lợn xuất lên TP.HCM, chỉ cần đạt trọng lượng trên 100kg là thương lái thu hết, nhưng giá chỉ đạt 39.000 – 39.5000 đồng/kg” - anh Quang cho biết. Cũng theo anh Quang, trước đó, tình trạng gom lợn đưa lên Tây Ninh, xuất khẩu sang Campuchia cũng diễn ra mạnh giúp giải quyết được một lượng lớn lợn tồn trong nông dân. 

Tại các tỉnh ĐBSCL, giá các sản phẩm thủy sản như tôm, cá tra, cá điêu hồng… cũng tăng nhẹ những ngày qua. Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm HTX Thới An (Ô Môn, Cần Thơ) cũng cho biết, giá thu mua cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng thêm 1.500 – 2.000 đồng/kg, lên mức 20.000 đồng/kg cá tra thịt trắng. Giá cá tra giống cũng tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg, do nhu cầu tái thả nuôi của nông dân, doanh nghiệp sau thu hoạch.

Nhiều kỳ vọng cuối năm

Theo dự báo, giá nông sản những tháng cuối năm có thể còn tăng thêm do nhu cầu trong nước cũng như các thị trường nhập khẩu tăng mạnh, mở ra nhiều kỳ vọng cho nông dân ở những vụ sản xuất cuối năm.

Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, nguồn cung tôm trên toàn thế giới đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch bệnh tôm chết sớm. Do đó, giá sản phẩm này đã được đẩy lên mức cao và sẽ còn tăng thêm nữa trong thời gian tới. Hiện tại, giá thu mua tôm thẻ nguyên liệu trong nước đang ở mức 132.000 – 142.000 đồng/kg tùy loại.

Ông Nguyễn Ngọc Hải cũng cho biết, lượng cá tra trong dân không còn nhiều, người nuôi nhỏ, lẻ cũng đã kiệt sức nhưng những hộ nuôi liên kết, có bao tiêu đầu ra với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu vẫn có thể phát triển được. Còn lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thì kỳ vọng, giá lợn sẽ tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, đạt mức 45.000 đồng/kg vào cuối năm 2013. Nhiều hộ chăn nuôi thông thường cũng hy vọng giá lợn ổn định mức 43.000 – 44.000 đồng/kg trong thời gian tới. 
Ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm tỉnh Bình Phước cho biết, mỗi tháng có từ 4.000 – 5.000 tấn thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam. Giá bán của các sản phẩm này rất rẻ, chỉ bằng với giá tiền cám người chăn nuôi trong nước phải bỏ ra. Do đó, sản phẩm thịt gà trong nước đang phải chật vật cạnh tranh với gà nhập khẩu giá rẻ.

“Trong năm qua, khi giá lợn thịt xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi đã giảm đàn để củng cố lại đàn lợn giống. Đến nay, đàn giống đã ổn định, đạt năng suất cao, giá lợn có xu hướng tăng lại nên bà con nông dân rất phấn khởi”- anh Vinh Quang phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc làm ăn, buôn bán với thương nhân Trung Quốc nhiều năm qua luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ như hiện nay, trong khi các đầu mối mua lợn để giết mổ, cung cấp cho thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận thường phải xem xét lợn rất kỹ, định giá từng con khác nhau thì thương lái thu mua lợn chở ra Bắc lại mua xô, không phân biệt mẫu mã hàng.

Ông Công cho biết, trong lúc khó khăn, đầu ra hạn chế thì việc bán xô lợn như trên cũng giúp nông dân giải quyết được số lượng heo không được đẹp, khó bán. Tuy nhiên, nếu người chăn nuôi không quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm mà chỉ chăm chăm tăng đàn để bán xô, đến khi thương lái Trung Quốc ngừng mua, người thiệt hại sẽ chính là nông dân.
Thuận Hải
Theo Danviet
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 365


Hôm nayHôm nay : 34301

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 510234

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70737549