14:01 EST Thứ năm, 16/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn không rác thải

Thứ tư - 25/12/2019 00:30
Một ngôi làng nhỏ trên triền núi một tỉnh miền trung Trung Quốc đang đi đầu trong phong trào ứng phó với vấn nạn nghiêm trọng nhất của kỷ nguyên xã hội hiện đại - tiếp nhận và xử lý rác thải, bảo vệ môi trường.
Bà Li Guofeng sử dụng phân sinh học tự làm để tưới rau.

Làng Liantang thuộc xã Heye, huyện Guiyang, tỉnh Hồ Nam lây nay vắng bóng thanh niên. Đó là khung cảnh thường thấy ở các vùng quê Trung Quốc, khi lực lượng lao động trẻ đổ ra thành phố để kiếm công ăn việc làm và các cơ hội đổi đời. Trong làng còn chủ yếu người già, tính ra tròm trèm 20 đầu người, già lão phần lớn. Nhưng đó cũng là một thuận lợi vì đồng trang lứa dễ bảo ban nhau, như người làng vẫn nói.

Cuộc sống bình lặng của những người già bỗng chốc thay đổi, không phải vì đô thị lan tới, cũng không phải nhờ những đồng tiền con cháu gửi về từ phương xa. Đó là khi chàng thanh niên Tan Yiyong tìm về nơi chôn rau cắt rốn, với một mong ước cháy bỏng là góp phần kiến thiết một ngôi làng điển hình không rác thải cho cộng đồng đã nuôi anh khôn lớn.

Tan Yiyong năm nay 39 tuổi. Anh về quê với vai trò một thanh niên khởi nghiệp, “đem theo” mô hình là doanh nghiệp phi lợi nhuận Jiao Dao Xiao Dao do anh thành lập khi lên thành phố từ năm 2013. Doanh nghiệp khởi nghiệp của Tan Yiyong chuyên về phân loại rác thải và xử lý bằng công nghệ enzyme để sản xuất phân bón hữu cơ.

Sau 3 năm, đến năm 2016, Jiao Dao Xiao Dao xác định địa bàn hoạt động chính và dễ xâm nhập là khu vực nông thôn. Đi qua bao làng quê, Tan Yiyong quyết định đưa mô hình về quê và chỉ trong 2 tháng đầu tiên họ đã thu được 20 tấn rác, từ ngoài đồng vào đến từng nhà người dân. Số lượng không phải nhiều, nhưng nếu đem chia cho hơn 20 đầu người còn lại trong làng thì cũng không phải ít.

Theo thói quen dường như thành cố hữu, dân làng Liantang thường vứt rác thành đống tại một điểm quen, trước hay sau nhà, đầu hay cuối ngõ, vướng víu hay hôi hám cũng không hề hấn gì vì ai cũng làm vậy, tiện đâu vứt đỏ. Một bãi rác chung được chính quyền bố trí ngay ở đầu làng vẫn như bãi đất trống bao năm, bởi không ai muốn bỏ ra chút tiền mọn thuê người thu gom rác.

Làng Liantang có 6ha đất canh tác. Do dân làng già và ít người, vườn ruộng đa phần bỏ trống.

Tan Yiyong hy vọng kế hoạch của anh không chỉ giúp làng quê xanh sạch mà còn biến rác thành nguồn hàng hóa giúp người dân ổn định cuộc sống.

Ở trung ương, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra tiêu chí chung về thu gom, xử lý và kinh doanh rác, triển khai ở 46 thành phố lớn nhưng chính sách chưa về được vùng nông thôn.

Nhìn từ góc độ nhà quản lý, đó là nguồn ô nhiễm và phí phạm lớn, khi Trung Quốc được đánh giá là quốc gia xử lý rác thải lớn thứ hai thế giới. Bộ Nông nghiệp nước này đánh giá, hơn 20% rác thải ở nông thôn chưa được xử lý.

Xã Heye khuyến khích người dân tự thu gom và dọn dẹp rác theo chu kỳ hàng tháng. Động viên mãi không ăn thua, họ phải cử một đội tình nguyện 11 người xuống làng Liantang làm theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.

Phương thức là giúp người dân phân biệt và phân chia được 5 loại rác, tái chế và không tái chế được. Đội còn thuê một góc ruộng, một cái ao để xử lý rác và sử dụng cho mô hình canh tác hữu cơ, trồng rau, lúa và sen.

“Gần như tất cả các loại rác giờ đã được xử lý”, Ding Yong - phụ trách đội tình nguyện chia sẻ.

“Có họ giúp giờ ở làng đã khác hẳn, họ giúp chúng tôi phân loại rác, đường làng ngõ xóm sạch sẽ hẳn”, Li Guofeng, một dân làng 60 tuổi cho biết.

Bà đã được hướng dẫn làm phân bón sinh học bằng cách trộn chất thải phân hủy được với đường và nước, dùng bón luôn cho khu vườn nhỏ của mình. Từ đó, bà không còn sử dụng các loại phân bón hóa học.

Ding Yong nói, anh phải mất 6 tháng mới thuyết phục được vợ chồng bà Li thay đổi nhận thức. Giờ anh đã cảm thấy hạnh phúc, bởi giúp bà Li cũng như làng xóm sạch sẽ không còn rác thải, bên cạnh đó không còn bị nghi ngờ là những người bán hàng đa cấp về giúp dân để tìm cách lừa bán hàng.

Theo Đức Huy/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 137


Hôm nayHôm nay : 48552

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 872896

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73919867