18:03 EDT Thứ bảy, 28/09/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông thôn miền núi 'cựa mình' giữa ngổn ngang khó khăn

Thứ bảy - 03/08/2019 01:30
Là vùng khó khăn, 10 năm qua, miền núi phía Bắc đã và đang hòa mình chung sức xây dựng NTM.

Dù đã có nhiều biến chuyển, đời sống của người dân được cải thiện, nhưng thực tế, khoảng cách kinh tế so với các vùng miền khác của cả nước đang có xu hướng nới rộng.

10 năm nhìn lại

Ngày 3/8, tại tỉnh Hòa Bình, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM tổ chức hội nghị tổng kết, nhìn lại 10 năm triển khai tại khu vực miền núi phía Bắc.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, từ nguồn lực của địa phương, hỗ trợ của Trung ương, thời gian qua, 14 tỉnh miền núi phía Bắc thực sự chuyển mình, phát triển cả kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy vậy, với các tỉnh biên giới, đặc biệt là tại các thôn, bản vùng sâu xa, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng khẳng định, đây là dịp để các địa phương nhìn nhận, đánh giá lại những gì làm được, hay tồn tại để khắc phục, tháo gỡ.

Thứ trưởng NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, hết tháng 6/2019, khu vực này có 603 xã đạt chuẩn NTM. Cả vùng có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Theo Thứ trưởng Nam, kinh tế - xã hội  tiếp tục được các địa phương đặc biệt chú trọng ưu tiên nguồn lực đầu tư để xây dựng mới, nâng cấp góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Hế thống giao thông, thủy lợi cũng được đầu tư nâng cấp cải tạo. Gần 95% số thôn, bản có điện lưới giúp người dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế.

Du khách thưởng thức đặc sản rượu cần Tân Lạc, Hòa Bình.

Đặc biệt, kinh tế ngày càng phát triển, phương thức SXNN được đổi mới theo hướng quy mô, hiện đại. Các vùng trồng cây ăn quả đã góp phần tạo ra sản phẩm quả đa dạng, có giá trị kinh tế cao để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều nơi trở thành “vựa” trái cây như vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), cam (Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình), nhãn lồng Sơn La…

Từ đó, Chương mình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng thể hiện vai trò trong việc xây dựng thương hiệu, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Hiện đã có 10/14 tỉnh phê duyệt đề án, tới năm 2020 với 577 sản phẩm. Đặc biệt, tỉnh Bắc Kạn là tỉnh đầu tiên của cả nước đã thành lập được Hiệp hội OCOP với 93 hội viên tham gia.

Ngổn ngang khó khăn

Tuy nhiên, nhìn chung kết quả xây dựng NTM còn khoảng cách chênh lệch khá lớn, có xu hướng nới rộng khoảng cách so với các vùng, miền của cả nước. Toàn khu vực vẫn còn khoảng 828 xã đạt dưới 10 tiêu chí (chiếm 61,3% của cả nước).

Việc huy động nguồn lực đầu tư tại các tỉnh rất hạn chế do xuất phát điểm thấp, lợi thế ngành nông nghiệp chưa được phát huy, khai thác đúng mức. Thực tế, các địa phương mới quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là dịp nhìn lại 10 năm quá trình xây dựng NTM khu vực miền núi phía Bắc nói riêng, cả nước nói chung.

Đây cũng là khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nhất là mưa lũ. Qua đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội, thu nhập, hộ nghèo, môi trường...

Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên chia sẻ, dù rất nỗ lực, việc xây dựng NTM trên địa bàn đang tồn tại nhiều bất cập, khó khăn. Thu nhập bình quân đầu người tại Điện Biên còn thấp, khoảng 17 triệu đồng/người/năm. Quá nửa số xã tại tỉnh Điện Biên đạt dưới 10 tiêu chí NTM.

Đại diện tỉnh Điện Biên đề nghị, Bộ NN-PTNT quan tâm giúp đỡ trong việc giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời xây dựng 1 - 2 mô hình SXNN công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Người Mường ở Hòa Bình vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa cổ xưa. Trong ảnh là trò chơi đánh mảng.  

Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Trường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết, Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế chủ yếu dựa vào SXNN nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo cao (44%). Tỉnh Lào Cai đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, đầu tư nguồn lực, giúp địa phương phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, vùng miền núi phía Bắc là vùng khó khăn, nhưng những kết quả đạt được rất đáng hoan nghênh. Kết quả này sẽ tạo sự lan tỏa ra nhiều khu vực khác, đặc biệt các thôn, bản vùng sâu, xa.

Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, từ thực tiễn 10 năm, cần đánh giá lại các cơ chế, chính sách, tồn tại bất cập để tìm cách tháo gỡ vướng. Việc xây dựng NTM phải thực chất, lấy việc nâng cao đời sống của người dân làm mục tiêu. Người dân phải là chủ thể của việc xây dựng NTM.

Đồng thời, cần đánh giá, kiện toàn lại bộ máy xây dựng NTM các cấp để hoàn thiện, hiệu quả hơn. Đặc biệt, cần đánh giá năng lực đội ngũ lãnh đạo địa phương, vai trò, trách nhiệm tới đâu, năng cao năng lực thế nào.

Theo Kế Toại/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 242


Hôm nayHôm nay : 45528

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1330576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68560739